Mình chưa có khái niệm về cái này lắm nên nêu ra vài case study để mọi người cho ý kiến nhé. 1 : Bà bán trái cây mua trái cây VietGap về trưng ra thương hiệu, trưng ra chứng nhận bla bla. Sau 1 thời gian cửa hàng bà được nhiều người biết đến với thương hiệu trái cây chất lượng nhưng bà lại thấy tiền lời chưa đủ, bà bán thêm hàng TQ với giá rẻ hơn và đôi khi bà dùng quyền bán hàng để định hướng người mua đến sản phẩm lời nhiều hơn. Giờ bà bán 2 mặt hàng chung với nhau, dần dần chuyển từ VietGap sang hàng không nguồn gốc vì trước đó khách hàng đã tin là bà này bán trái cây có đảm bảo. Vậy bà này có vi phạm đạo đức kinh doanh? 2 : Chú chủ cửa hàng bán chăn ra gối nệm sau khi làm phân phối cho 1 công ty sản xuất chú thấy mặt hàng gối bông PMG bán được nên chú order nhà sản xuất làm với giá rẻ hơn để lời nhiều hơn. Nhà sản xuất chỉ làm với số lượng đơn hàng nhất định và giá không đổi mấy. Thế là chú quyết định đặt nơi khác làm gối gần giống với chất liệu khác, thiết kế khác nhưng vẫn lấy tên của sản phẩm PMG. Hiện chú bán cả 2 sản phẩm Vậy chú chủ cửa hàng có vi phạm đạo đức kinh doanh? 3 : Mình từng đọc đâu đó trên mạng có câu chuyện chủ cửa hàng nhận ký gởi mà không bán nhớt của 1 hãng vì nhớt hãng đó xài bền hơn hãng khác, bán cho khách hàng xài đến 1 năm trong khi hãng khác chỉ vài tháng là quay lại thay. Vì vòng đời sử dụng lâu nên của hàng không lời nhiều, cửa hàng không bán. Có thể câu chuyện mình đưa không chính xác từng chữ nhưng cũng tưng tự như vậy. Khách hàng vốn dĩ là người có nhiều khả năng bị định hướng bởi người bán, người bán dùng quyền này để kiếm lời từ khách hàng, để mặc cả với nhà sản xuất. Mong mọi người cho ý kiến về vấn đề này! Xin cảm ơn. Link bài viết: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH