Mỗi ngày trong giao tiếp, chúng ta đều rơi vào trường hợp đàm phán dù vô tình hay hữu ý. Vậy phải làm thế nào? Lẽ thường, khi đặt cái tôi vào đàm phán, một trong 2 bên nhượng lại kết quả sẽ tốt. Nhưng điều đó sẽ không được bền lâu. Dù muốn hay không người chịu thiệt cũng sẽ không hài lòng. Chỉ là nói hay không mà thôi, vậy phải làm cách nào? Một vài người bảo rằng, trong đàm phán, nếu ai nắm được nhiều thông tin hơn, người ấy sẽ có lợi. Nếu ai tĩnh hơn, người ấy sẽ thắng. Tôi không nghĩ vậy. Không phải mục đích cuối nào của mỗi cuộc đàm phán là chiến thắng. Và không phải ai bước vào đàm phán cũng muốn thắng. Họ muốn thứ khác. Có một truyền thuyết đã trở thành truyền thống của các cuộc đàm phán: Người anh và người em gái cãi nhau vì một mẫu bánh còn lại, ai cũng muốn giành phần to hơn. Mỗi người đều muốn lấy một miếng lớn và không bị người kia lừa gạt. Ngay khi người anh giành được con dao và chuẩn bị cắt phần to cho mình, người mẹ về đến nơi. Theo phong tục của thời vua Salômôn, người mẹ nói: “Khoan nào! Mẹ không quan tâm ai cắt miếng bánh đó ra hai phần, nhưng bất cứ ai cắt, sẽ phải cho người kia quyền được chọn phần nào họ muốn.” Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, người anh cắt miếng bánh thành hai phần bằng nhau. Câu chuyện nầy có thể không có thật, nhưng bài học của nó vẫn còn có giá trị cho đến ngày nay. Có rất nhiều trường hợp trong đó, các nhu cầu của những vai chính không thật sự đối lập nhau. Nếu trọng tâm chuyển từ đánh bại lẫn nhau sang giải quyết vấn đề, ai cũng có lợi. -Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì – Herb Cohen Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, nếu bạn có thể chuyển từ trọng tâm quyết thắng sang tâm thế phối hợp cùng giải quyết vấn đề, kết quả sẽ khác! Tất nhiên, trừ chuyện bạn đàm phán với con. Không có cửa thắng! Với vợ cũng thế! Đấy là chân lý!