Đổ thừa và vơ vào

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Bằng Mã, 30/5/17.

  1. Bằng Mã

    Bằng Mã Member

    Bạn có hay gặp những đồng nghiệp, sếp có tánh hay đổ thừa? Chỉ trích? Không bao giờ nhận trách nhiệm? Ai hay mắc bệnh này?

    1.

    Đổ thừa thường không cần biết chuyện gì xảy ra, cứ có chuyện là đổ lỗi cho người khác, bộ phận khác, và chỉ trích cá nhân người khác. Người hay đổ thừa là người thiếu tự tin, thiếu trách nhiệm, và thường không có khả năng giải quyết vấn đề. Thay vì tìm nguyên nhân một cách khách quan và tập trung giải quyết vấn đề, người đổ thừa chỉ tìm cách giải toả bức xúc của mình lên người khác, lên án người khác để che dấu cái yếu của mình, hoặc để dương dương tự đắc.

    Đừng tưởng chỉ nhân viên mới đổ thừa. Có rất nhiều sếp cũng hay đổ thừa. Sếp hay đổ thừa sẽ có những nhân viên hay đồ thừa. Sếp không chỉ đổ thừa cho bộ phận khác, mà sẽ thường xuyên đổ thừa "tội lỗi" cho nhân viên dưới quyền.

    Gặp lỗi thì đổ thừa, sẽ luôn đi kèm với gặp thành tích, quyền lợi thì vơ vào cho bản thân. Loại này luôn to mồm hênh hoang khoe khoang công trạng (mà thực chất chẳng phải của mình). Nếu là sếp thì sẽ tranh công cả với nhân viên mình.

    Biểu hiện của bệnh, khi nào đi họp mà cảm thấy mình và mọi người phải phòng thủ, phải tìm ra cách tự bảo vệ, tìm lỗi của người khác thì cẩn thận mắc bệnh rồi.

    2.

    Những người mắc bệnh này thường có mấy biểu hiện chung như sau:

    - Rất hay đề cập đến các qui trình, qui định, qui tắc. Nhưng thường bỏ qua yếu tố con người, xã hội. Nghe rất giáo điều, khô khan. Bản chất không phải các qui trình, qui định có vấn đề, mà nó giáo điều vì nó coi thường con người, đặt trên con người. Và còn vì nó là đã biến thành cái gông của nhà quản lý để xiềng xích mọi người.

    - Không tin cậy và tôn trọng nhân viên. Thích kiểm soát mọi chuyện. Mọi chuyện phải hỏi và do sếp quyết định dù việc nhỏ hay lớn. Thể nhưng khi gặp vấn đề sẽ đổ lỗi cho nhân viên, hay cho bộ phận khác. Lớn tiếng chỉ trích người khác. Không tập trung giải quyết vấn đề. Họ không bao giờ là người có lỗi.
    Khi có bất cứ thành tích nào dù của ai, họ sẽ tự vinh danh, không chia cho ai cả.

    - Đặc điểm nhân viên: ấm ức, sợ sệt, ỷ lại vào sếp, không dám quyết định điều gì, đổ thừa.

    - Đặc điểm môi trường làm việc: phe cánh, cố gắng tìm sự sủng ái của sếp.

    3.

    Ngược lại, các sếp tốt, giỏi, thường:

    - Xây dựng qui trình, qui định, nhưng hiểu con người sâu sắc, biết điều chỉnh qui trình để phản ánh nhu cầu công tác của con người và tổ chức.

    - Tôn trọng và tin cậy nhân viên. Phân quyền và cho nhân viên không gian làm việc.

    - Khi gặp vấn đề, sẽ tìm hiểu phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan. Nhận trách nhiệm về mình và tìm cách giải quyết vấn đề. Ít chỉ trích cá nhân.
    - Khi có thành tích thường khiêm tốn, nhường phần thưởng cho nhân viên hay bộ phận khác.

    - Đặc điểm nhân viên: tự tin, có tinh thần đồng đội, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

    - Đặc điểm môi trường làm việc: đoàn kết, giải quyết vấn đề, hiệu quả.

    Gặp lỗi thì đổ thừa, gặp công thì vơ vào hiện diện khắp nơi. Nhưng thực sự qui luật để thăng tiến và thành đạt lại ngược lại "gặp lỗi thì sửa lỗi, gặp công thì chia sẻ". Nhìn những tấm gương thành đạt bạn sẽ thấy ít có hình bóng của đổ thừa, mà là hình bóng của chịu trách nhiệm và chia sẻ.

    Link bài viết: Đổ thừa và vơ vào
     
    Last edited by a moderator: 1/6/17
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...