Cách duy nhất để chiến thắng trong cạnh tranh là…đừng cố gắng cạnh tranh. (The only way to beat the competition is to stop trying to beat competition – Chan Kim/Renee Mauborgne). Đó là triết lý xuyên suốt nội dung cuốn sách về chiến lược hay nhất mọi thời đại theo đánh giá của tạp chí New York Times, Amazon… Năm 2005, Cuốn Chiến Lược Đại Dương Xanh (BOS - Blue Ocean Strategy) lần đầu tiên được trường đại học Havard xuất bản. Sau 10 năm, năm 2015 cuốn sách được tái bản với nhiều cập nhật và thêm nội dung (đã được nhà XB Alpha Books dịch sang tiếng Việt năm 2017). Cuốn BLUE OCEAN SHIFT là cuốn sách mới nhất của 2 tác giả này xuất bản cuối năm 2017. Hiện cuốn này chưa được dịch sang tiếng Việt. Đây là cuốn sách cực hay và cực sâu về Chiến Lược Đại Dương Xanh. Tôi gửi các bạn sơ đồ tóm tắt để các bạn có thể dễ dàng nắm bắt nội dung 2 cuốn sách “thần thánh” này. Tại VN, chúng ta chứng kiến nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng rất hay về chiến lược Đại Dương xanh và rất thành công như: Vuvuzela, Kichi – Kichi, Xmen, Trà Sữa… Nội dung chính của BOS (Chiến lược đại dương xanh) là đưa ra 1 phương pháp luận trong việc xây dựng chiến lược cho sự phát triển nhanh và bền vững của tất cả các doanh nghiệp. Từ doanh nghiệp hoạt động lâu đời cho đến các doanh nghiệp start – up, phi chính phủ, tổ chức từ thiện và cho cả các tổ chức chính phủ như trường hợp của Malaysia khi áp dụng cực kỳ thành công trong chuyển đổi nền kinh tế cạnh tranh hơn so với Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Hiện nay, hầu hết các doanh đang trong vòng cạnh tranh khốc liệt để dành vị trí tốt hơn của mình trong một miếng bánh thị trường mình xác định và giới hạn, cho 1 nhóm khách hàng mình hướng đến. Hay còn gọi là đại dương đỏ với đầy “máu” và “cá mập”. Sự cạnh tranh xoay quanh 2 chiến lược chính là khác biệt hoá (Differentiation) HOẶC chi phí thấp (Low Cost). Cả 2 chiến lược này đều rất tốt ít nhất cho đến bây giờ. Và hầu hết mọi sự cạnh tranh, cải tiến đều xoay quanh 2 chiến lược này. Tuy nhiên, với thời đại internet và mạng xã hội ngày nay, mọi sự khác biệt về chức năng, cảm xúc cho đến giá thành thấp đều có thể bắt chước ngay trong ngày mai. Bằng chứng là Uber thì có Grab, Didi. Apple thì có Sumsung… từ đó, BOS ra đời và định hướng chiến lược cho mọi doanh nghiệp muốn chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh. BOS tức là đại dương xanh, nơi chưa có sự cạnh tranh (tạm thời) và nơi đó, doanh nghiệp có thể vẫy vùng trong 1 thời gian nhất định. BOS tức là tạo ra sự khác biệt VÀ (không phải HOẶC) gía thành thấp. Hay nói nôm na là tạo ra sản phẩm dịch vụ tốt hơn với giá rẻ hơn. Đó chính là khái niệm cải tiến về giá trị (Value Innovation) mang đến cho người tiêu dùng. Tại Việt Nam, chúng ta chứng kiến nhiều thương hiệu đã làm rất thành công chiến lược Đại Dương Xanh (BOS) trong thời gian vừa qua. Tôi xin nêu điển hình: Beer Club Vuvuzela của tập đoàn Cổng Vàng (Golden Gate). Đây là concept cực kỳ thành công cho đến bây giờ. Vuvuzela không hề cạnh tranh với những Bar, Pub hay vũ trường với lượng khách trẻ trung, sôi nổi và uống rượu. Vuvuzela cũng không cạnh tranh với các quán nhậu với nhóm khách hàng lớn tuổi hơn và nhiều món ăn hơn. Vuvuzela chọn 1 thị trường giữa 2 nhóm này và tạo ra phong trào Beer Club với giá rẻ hơn khi vào Bar và cao hơn 1 chút khi vào quán nhậu. Vuvuzela nhắm đến khách hàng không đến vũ trường, cũng không đến nhà hàng quán nhậu. Kết quả là một thị trường cực lớn với nhóm khách hàng mới là giới văn phòng thanh lịch muốn tìm 1 không gian nhẹ hàng hơn vũ trường nhưng lịch lãm hơn quán nhậu. Nhóm khách hàng này là nhóm PHI KHÁCH HÀNG (non – customer) mà Vuvuzela đã lôi kéo được. Một ví dụ nữa là trà sữa. Chúng ta có con cái đều biết, tuổi teen là cái tuổi khó dạy, khó bảo. Mỗi lần kêu uống sữa là 1 cực hình với các bạn í. Kêu uống trà tốt cho sức khoẻ lại càng không. Rõ ràng các công ty sữa và công ty trà không hề nhắm đến phân khúc khách hàng này. Họ nhắm đến khách hàng là cha mẹ để mua sữa hay mua trà uống vì cha mẹ là người trả tiền và mặc nhiên là khách hàng mục tiêu của sữa và trà. Tuy nhiên, khi trà sữa xuất hiện từ Đài Loan rồi lan sang các nước khác trong đó có Việt Nam nó đã trở thành hiện tượng và là ngành F & B tỉ đô. Không ai bảo ai, hầu hết các Teen, cả người lớn đều uống trà + sữa là trà sữa. Còn nhiều ví dụ về Đại Dương Xanh mà các doanh nghiệp tìm ra tại Việt Nam như Xmen, Lẩu Băng chuyền Kichi – Kichi, Uber, Trò chơi điện tử WII… Vậy làm cách nào xây dựng được Đại Dương Xanh? Đó là câu hỏi ai cũng muốn biết. Các bạn sẽ tìm thấy hướng dẫn rất chi tiết cách thức phân tích thị trường, định hướng chiến lược trong cuốn sách Chiến Lược Đại Dương Xanh và đặc biệt là cuốn BLUE OCEAN SHIFT vừa mới xuất bản cuối năm 2017. Chan Kim và Renee đưa ra 6 cách để phân tích thị trường hiện tại của mình rồi từ đó vẽ nên sơ đồ chiến lược (Strategy Canvas), rồi phân tích những giá trị cho khách hàng (Ultility Map) và đưa ra kế hoạch thực thi bằng mô hình ma trận ERRC (Eliminate – Loại bỏ, Reduce: Giảm, Raise: Tăng lên và Create: Tạo mới) nhầm giảm chi phí tối đa trong quá trình tạo ra tiện ích của sản phẩm và tạo ra những giá trị mới có lợi cho người tiêu dùng. Mô hình kinh doanh (Business Model Canvas) là thứ cuối cùng trong quá trình thực hiện chiến lược. Cuốn sách rất hay và có thể áp dụng ngay với tất cả các loại hình doanh nghiệp, kể cả những ý tưởng đang ấp ủ. 2 cuốn sách này (Blue Ocean Strategy và Blue Ocean Shift) sẽ phát huy tối đa hiệu quả nếu các bạn đọc thêm cuốn THE POWER OF LITTLE IDEA của David Robertson. Ngày mới an lành.