Con uống sữa ngoài sẽ táo bón quanh năm nếu mẹ không biết điều này

Thảo luận trong 'Bệnh Học' bắt đầu bởi pubokid, 24/2/18.

  1. pubokid

    pubokid New Member

    Nhiều mẹ có con trong khoảng 1-2 tuổi than thở rằng “chẳng hiểu sao con uống nhiều sữa mà vẫn táo bón”. Mấu chốt của vấn đề lại nằm ở cách thức pha sữa mà mẹ không ngờ tới.

    Pha sữa quá đặc nguyên nhân phổ biến gây táo bón

    Cha mẹ có biết, khi pha sữa đặc, bé sẽ có nguy cơ bị mất nước, gây ra tình trạng táo bón. Vậy để trẻ uống sữa ngoài mà không bị táo bón, cha mẹ chỉ cần pha sữa đúng tỷ lệ.

    Bởi: Các hãng sữa đều "niêm yết" quy định về lượng nước, lượng sữa trên vỏ lon, khi pha sữa cho trẻ mẹ cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn này. Các chỉ số cần chính xác để đảm bảo em bé nhận được đầy đủ dinh dưỡng.

    Pha chung sữa mẹ và sữa công thức dễ gây táo bón và khó tiêu cho trẻ
    Tại sao khi pha chung sữa mẹ và sữa công thức lại gây táo bón và khó tiêu cho trẻ?

    Như chúng ta đều biết, mỗi loại sữa đều có cấu tạo sinh hóa lý khác nhau. Hay nói cách khác, sữa mẹ và sữa công thức chứa các thành phần, tỉ lệ nước, protein hoàn toàn khác nhau.

    Sữa mẹ được ví như thức uống dinh dưỡng hoàn hảo cho bé, dùng trực tiếp. Trong khi đó sữa công thức là các thành phần dinh dưỡng được cân đối dựa trên độ tuổi của trẻ và cần pha theo hướng dẫn.

    Mỗi loại đã có cách dùng riêng, nếu mẹ trộn lẫn vào làm một cho bé uống thì các thành phần trong hai loại sữa có thể bị dư thừa, gây đầy bụng, khó tiêu. Nguy hiểm hơn, các vi sinh vật có lợi sẽ bị ức chế khiến môi trường vi khuẩn có lợi và có hại trong ruột bé bị mất cân bằng.

    [​IMG]

    Pha sữa không đúng nhiệt độ - nguyên nhân hàng đầu gây táo bón

    Các hãng sữa đều khuyến cáo nhiệt độ pha sữa trên vỏ lon, tuy nhiên nhiều cha mẹ hoặc người nuôi trẻ không để ý dẫn đến việc sử dụng nước quá nóng hoặc quá nguội để pha sữa. Nhưng tại sao điều này lại là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị táo bón.

    Nếu pha sữa với nước quá nóng, sẽ khiến nhiều dưỡng chất trong sữa như vitamin nhóm B,lysin, acid folic,... dễ bị hư hại, không còn tác dụng . Nếu pha sữa bằng nước quá nguội, sữa không tan được trong nước, sữa dễ bị vón cục khiến các dưỡng chất không được hấp thu tốt nhất vào cơ thể trẻ, làm cho trẻ đầy bụng, khó tiêu, táo bón.

    [​IMG]
    Pha sữa quá đặc khiến trẻ bị táo bón​
    Mặt khác, một số hãng sữa đang đưa một số chủng lợi khuẩn vào sữa. Các vi khuẩn có lợi này giúp cho ống tiêu hóa của trẻ khỏe hơn. Tuy nhiên các vi khuẩn có lợi chỉ sống và phát huy vai trò của mình trong khoảng nhiệt độ quy chuẩn. Cao hơn, hoặc thấp hơn đều bị vô hiệu hóa. Khiến quá trình tiêu hóa của trẻ trở nên nặng nề. Dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón ở trẻ. (Mà theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Hoa Kỳ thì tỷ lệ táo bón của trẻ sẽ cao hơn).

    Với khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, thì nhiệt độ thích hợp nhất khi pha sữa trong khoảng từ 40 - 60 độ C. Trong trường hợp không thể đo được nhiệt độ pha sữa, bố mẹ có thể định lượng một cách tương đối bằng cách pha 1 phần nước sôi với 2 phần nước nguội và sau khi pha thì để đến nhiệt độ thích hợp mới cho trẻ uống (thông thường nhỏ giọt sữa vào mu bàn tay, thấy vừa là được).

    Pha sữa với nước trái cây, hại tiêu hóa, thủ phạm gây táo bón, tiêu chảy
    Phải chăng sữa giàu dinh dưỡng, nước trái cây lại giàu vitamin, pha vào nhau sẽ một công đôi lợi?

    Nhiều gia đình có thói quen uống sữa lẫn với nước trái cây và cho rằng việc bổ sung chất xơ và vitamin như vậy sẽ giúp con không bị táo bón. Nhưng thực tế là các con lại táo bón hơn. Tại sao lại như vậy?

    Mấu chốt chính là sự “cộng tác” giữa sữa và nước quả. Sự cộng tác này sẽ khiến sữa mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng do một số loại trái cây có tính axit (như cam, chanh, dưa, xoài...)

    Thêm vào đó, khi pha sữa với nước quả, chất casein trong protein của sữa sẽ kết tủa, khi đó protein trong sữa bị biến chất gây khó hấp thu của trẻ, đầy bụng, khó tiêu hóa. Đây cũng là nguyên nhân gây nên đầy hơi và táo bón.

    Pha sữa với nước cháo loãng, nước cơm loãng – nguyên nhân phổ biến gây táo bón
    Cũng giống như cách trên, việc pha sữa với nước cơm, nước cháo loãng là một sai lầm vô cùng nghiêm trọng bởi trong sữa có nhiều vitamin A, còn nước cháo nước cơm thì lại chứa chủ yếu là tinh và chất lipoxidase, chất này phá hủy vitamin A.

    Thêm nữa, tinh bột trong nước cháo, nước cơm sẽ cản trở quá trình hấp thu canxi, dẫn đến thiếu canxi và các hệ lụy của nó như chậm tăng trưởng chiều cao, rối loạn tiêu hóa đặc biệt gây tình trạng táo bón do phình dãn đại tràng.

    Một lần nữa, cha mẹ nên nhớ rằng, hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non nớt, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi, việc xử lý hỗn hợp này khiến trẻ bị mất nước và nếu mẹ muốn bé không táo bón, hãy loại bỏ món này ra khỏi thực đơn hàng ngày của trẻ.

    Trộn nhiều loại sữa với nhau hoặc không tiệt trùng bình sữa trước khi pha
    Việc trộn nhiều loại sữa với nhau một là làm mất đi tính cân đối của mỗi loại sữa, hai là sữa dễ bị nhiễm khuẩn.

    Việc sử dụng bình sữa không hợp vệ sinh là yếu tố làm tăng vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa của trẻ.

    Với sự mất cân bằng đó, trẻ dễ dàng bị táo bón mà nhiều bậc cha mẹ không thể ngờ tới.

    Do vậy, trước khi pha sữa cha mẹ cần phải tiệt trùng bình để loại bỏ vi khuẩn gây hại.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người