con người ta có 2 nhu cầu là “need” và “want

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Khởi Nghiệp, 26/7/17.

  1. Khi một ngành hàng nào đó càng quan trọng và trở thiết yếu trong đời sống của con người thì chúng ta lại càng không nên tạo ra nhu cầu cho họ. Bởi lẽ ai cũng biết con người ta có 2 nhu cầu là “need” và “want”.

    Ví dụ: Trẻ em cần “sữa” và muốn “kẹo”. Chúng ta cần “uống nước” nhưng lại muốn “uống nước ngọt”. Vậy Sữa hay nước sẽ là ngành hàng quan trọng, khi mà người tiêu dùng thật sự cần nó.

    Quảng cáo trong những ngành hàng có độ quan trọng cao không phải là tạo ra nhu cầu hay niềm mơ ước sở hữu. Chúng ta cần tạo ra LÝ DO vì sao nên uống sữa và khi nào nên dùng nước ngọt.

    Một ví dụ khác: Vào tháng 04/2010 Kem đánh răng PS đã từng phát động chiến dịch đánh răng sáng và tối để cải thiện sức khoẻ người tiêu dùng Việt Nam. Và phản xạ lúc này của người tiêu dùng nhận thức việc đánh răng sáng và tối sẽ giúp họ cải thiện sức khoẻ và rõ ràng PS đã thành công trong việc tạo nên nhu cầu "MUỐN" bảo vệ sức khoẻ răng miệng thì nên đánh răng ngày hai lần.

    Hay gần đây nhất PS họ lại đưa ra một kết quả nghiên cứu của quốc tế BIOTECA cứ sau 3 tháng, chiếc bàn chải tưởng chừng vô hại lại chứa đến 4 triệu vi khuẩn, gồm cả E.coli. 4 triệu vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua đường máu nếu bạn bị nhiệt miệng hoặc chảy máu nướu. Nguyên nhân là khi giật nước toilet, các vi khuẩn theo hơi nước bắn ra ngoài xa tới 3 mét, bám vào lông bàn chải. Lúc này nhận thức của người tiêu dùng sẽ liên tưởng ngay đến việc "CẦN" thay bàn chải sau 3 tháng sử dụng để tránh việc tạo nên quá nhiều vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chúng ta.

    Đúc kết:
    Tuỳ theo ngành hàng và sản phẩm mà chúng ta nên biết cách tư duy chọn ra chiến lược truyền thông "tạo ra nhu cầu cần" hay "tạo ra nhu cầu muốn" cho khách hàng.

    Nàng Sư Tử Diệp Bùi
    Founder Lionbui Agency
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...