Bản thân tất cả những người tham gia làm nông nghiệp đều hiểu một vấn đề đang tồn tại trong sản xuất nông nghiệp nhất là tình trạng “được mùa, mất giá”, việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật còn rất hạn chế. Việc tiêu thụ nông sản cho nông dân chưa thật ổn định,việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào tư thương và do thị trường quyết định, sản xuất nhỏ lẻ không theo chuỗi giá trị diễn ra phổ biến Thực tế cho thấy, trong nền cơ chế thị trường, muốn sản xuất hiệu quả, bền vững thì đều phải có mối liên kết và đảm bảo hài hòa về lợi ích của các nhân tố tham gia trong chuỗi giá trị (người sản xuất, người chế biến, người phân phối tiêu thụ và người tiêu dùng). Tổ chức sản xuất phải theo nhu cầu của thị trường và theo năng lực của người sản xuất, sản xuất phải theo chuỗi giá trị, liên kết để bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm. Với những tiêu chuẩn Hữu Cơ như Châu Âu mà rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lao vô để sản xuất và chạy theo mong tạo ra một giá trị , thật sự là rất xa tầm với đối với một doanh nghiệp vừa và nhỏ vì không thực tế so với tình hình nôi tại của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh Việt Nam . Đã đến lúc buộc phải liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao thu nhập và sản xuất bền vững.Hợp tác xã có vai trò thiết yếu trong việc liên kết hộ nông dân trong việc sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn,đặc biệt tạo ra sức cạnh tranh hàng hóa và chuỗi giá trị nông sản. Hợp tác xã không chỉ sản xuất những nguyên liệu đầu vào mà cần tham gia chuỗi giá trị sản phẩm, góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định theo một quy trình xuyên suốt đảm bảo được câu chuyện hàm lượng tối đa mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm do Codex (CXL) hoặc cơ quan quản lý tại quốc gia sở tại quy định, trong khi đây lại là yếu tố quan trọng nếu muốn xuất khẩu hàng hóa vào quốc gia nào đó. Để thay đổi được nông nghiệp nước ta nên là mô hình nông nghiệp thương mại hiện đại, bền vững trên cơ sở quan hệ sản xuất mới trong đó nông dân phải chuyên nghiệp, nông nghiệp đa mục tiêu được công nghiệp hóa, hiện đại hóa,có lợi ích công bằng và thương mại phát triển hiện đại. Chúng ta có bảy vùng kinh tế sẽ là nhiều mô hình phát triển nông nghiệp nhiệt đới khác biệt về sắc thái, đa dạng về địa kinh tế, phong phú về văn hóa đa sắc tộc. Làm thế nào để xây dựng đội ngũ doanh nhân dân tộc làm nòng cốt phù hợp với từng thị trường, từng nước, từng vùng, địa phương . Người nông dân là người vất vả nhất trong chuỗi gia trị nhưng luôn nhận được thấp nhất những gì tạo ra mà rủi ro lại quá lớn . Hãy chọn con đường FairTrade trong nông nghiệp hãy hướng người nông dân đi theo con đường phát triển bền vững,đem tới mức giá công bằng và ổn định cho sản phẩm của họ, đồng thời đảm bảo các yếu tố môi trường và mục tiêu phát triển bền vững. Vấn đề công bằng thực chất là sự hợp tác đặt trên nền tảng của đối thoại, minh bạch, sự tôn trọng đối với con người và môi trường tự nhiên. Thương mại công bằng góp phần vào sự phát triển bền vững bằng cách đề ra những điều kiện thương mại lành mạnh hơn và bảo đảm quyền lợi của các nhà sản xuất và công nhân. Thương mại công bằng sẽ giúp những nhà sản xuất nhỏ phát triển một cách bền vững bằng cách tạo dựng mối quan hệ thương mại trực tiếp giữa các quốc gia, hỗ trợ những nhà sản xuất nhỏ tiếp cận được thị trường quốc tế, đảm bảo cho họ mức thu nhập xứng đáng với công sức bỏ ra. Đã đến lúc chúng ta nên bắt tay nhau lại tạo ra một giá trị bền vững phù hợp với tình hình canh tác và nguồn lực nông nghiệp của chính nước ta hiện nay mới monh có sự chuyển mình lớn trong nông nghiệp