Bệnh viêm họng là do? Hầu hết là do vi rút (80%) như adeno, rhino, cúm, sởi, vi rút hợp bào đường thở… Số còn lại là do các vi khuẩn gây hại như liên cầu, phế cầu, tụ cầu, H. Influenzae. Trong các tác nhân gây bệnh thì liên cầu khuẩn tan huyết nhóm ASEAN là nguy hiểm nhất vì chúng dẫn đến biến chứng nguy hiểm như thấp tim, viêm khớp, viêm thận. Các yếu tố như thời tiết thay đổi thất thường, môi trường sống lạnh, ẩm, nhiều bụi, khói thuốc, rượu và khí thải công nghiệp cũng là nguyên nhân gây bệnh. Viêm họng cấp: Bệnh này khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bệnh khởi phát đột ngột khiến người bệnh sốt cao 39 – 40 độ C, kèm theo đó là triệu chứng sưng họng, đau rát, nuốt đau, ho, khàn tiếng. Viêm họng đỏ: Bệnh thường gặp khi thay đổi thời tiết, chuyển từ nóng sang lạnh. Do vi rút gây ra nên có tốc độ lây lan rất nhanh gây sốt đột ngột, mệt mỏi, kém ăn, đau mình mẩy, trẻ em quấy khóc. Có thể do nhiễm khuẩn sẽ có các triệu chứng lưỡi bẩn, môi khô, mạch nhanh, mặt bơ phờ mệt mỏi. Viêm họng trắng: Triệu chứng giống như viêm họng đỏ nhưng trên mặt amidan có phủ một lớp giả mạc trắng, có thể bóc ra một cách dễ dàng. Bệnh gặp ở người lớn tuổi, lớp giả mạc thường mỏng, dễ bong, khi bóc ra thì phía dưới là một lớp loét nông. Viêm giả mạc họng: Chỉ chiếm 2 – 3% nhưng cần hết sức cảnh giác vì nó có thể là viêm họng bạch hầu (một chứng bệnh nặng, gây tử vong cao ở trẻ nhỏ). Khi mắc thể bệnh này, bệnh nhân sốt trên 38,5 độ C, nhợt nhạt, giả mạc có màu trắng, xám, dính khó bóc, lan rộng vào niêm mạc của amiđan và họng. Thậm chí có thể lan xuống thanh quản gây khó thở cấp. Viêm họng loét: Đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc hầu có một hay nhiều nốt loét. Bệnh có thể gây sốt cao, đau nhiều ở họng, cổ bị biến dạng. Hạn chế dùng kháng sinh trong điều trị viêm họng Cách chữa viêm họng không dùng đến kháng sinh 1. Điều trị bệnh viêm họng bằng phương pháp dân gian Bệnh sẽ không gây tử vong ngay nhưng là nguyên nhân của những biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, ở trẻ nhỏ, bà bầu, người cao tuổi thì việc điều trị viêm họng bằng kháng sinh có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Mẹo dân gian luôn được mọi người quan tâm do hiệu quả, an toàn, dễ làm và không hề tốn kém. Bạn có thể áp dụng các phương pháp dân gian như: súc miệng bằng nước muối, uống các loại nước trái cây (đặc biệt là trái cây họ cam quýt), ngậm kẹo, uống nước chanh mật ong, ngâm chanh đào đường phèn, dùng nước cốt tỏi, quất… Các cách này có ưu điểm là giảm lượng vi rút, vi khuẩn gây hại ở vùng họng, thu hẹp vùng viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng của cơ thể và làm dịu cảm giác ngứa rát ở cổ họng. Mật ong – Vị thuốc thường dùng để điều trị viêm họng Người bệnh có thể thấy cổ họng dịu hơn ngay sau khi uống nước chanh mật ong nhưng cần 2-3 ngày để cảm thấy các triệu chứng khác bắt đầu thuyên giảm.Cách này chỉ phù hợp với những trường hợp viêm họng cấp tính, bệnh mới khởi phát, sức đề kháng của người bệnh tốt. Với các thể bệnh viêm họng nặng, diễn biến nhanh, thậm chí đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị.