Trên kệ hàng ở một huyện vùng quê Thái Bình cách Hà Nội 120km, những bao đường kính trong suốt có hoạ tiết xanh đỏ giống y bánh bao đường Quảng Ngãi thật. Hàng không hề có tên đơn vị sản xuất. Hàng bán chạy. Liệu có phải vì người tiêu dùng nông thôn thích hàng giá rẻ nên chấp nhận mua hàng nhái? Không hẳn vậy! Đa số họ đều giật mình khi biết đây là đường nhái. Họ cũng rất lo lắng khi không thấy bất cứ một tên hãng sản xuất nào trên bao bì. Nhưng nhu cầu sử dụng đường ở đây rất lớn, vì ngoài dùng để nêm nếm, người dân có phong tục tặng đường cho người ốm và đi cúng giỗ nhà nào cũng mua để thắp hương. Đường kính chất lượng cao lại không có, nên họ cứ phải mua mà chẳng có thời gian để lựa chọn, suy tính. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào thực tế hàng giả, hàng nhái, hàng gia công hoành hành khắp các vùng quê mà nghĩ rằng người nông thôn chỉ ưa hàng thấp cấp cũng chưa hẳn đúng. Bằng chứng là những nhãn hang đình đám như Orion, Vinamilk, C2… vẫn tiêu thụ được hàng xịn trên kệ GT nông thôn. Ở vùng quê xài đường kính nhái như tôi đề cập ở trên, bánh Orion đắt hơn hẳn hàng cùng loại nhưng không có đối thủ về lượng tiêu thụ. Có một sự thật khác có thể làm bạn ngạc nhiên, đó là những thay đổi mạnh ở thị trường nông thôn. Theo Nielsen, trên 62 triệu người tiêu dùng Việt Nam đang và sẽ sống tại khu vực nông thôn, và đóng góp vào khoảng một nửa doanh số của hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) của Việt Nam. Vấn đề của các doanh nghiệp Việt có lẽ là cần nghiên cứu kỹ hơn và đánh giá lại thị trường tiềm năng này. Nguồn thông tin thì rất nhiều, bạn có thể tìm đếni Nielsen. Hoặc cũng có thể tìm đến những hội thảo chuyên môn như Lunch & Learn với chủ đề " Khám phá 4 sự thật cần biết về thị trường khu vực nông thôn". Còn trước mắt cần kiểm soát hàng hoá chặt chẽ hơn để tránh tổn hại uy tín và lãng phí. CÓ CÁCH NÀO ĐỂ PHÁT HUY THỊ TRƯỜNG NÀY, BẠN CÙNG TÔI CHIA SẺ NHÉ!