Chuẩn mực đầu tiên của người lãnh đạo là làm hình mẫu

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi tháng 10, 18/10/17.

  1. tháng 10

    tháng 10 Member

    Chuẩn mực lãnh đạo tối thiểu đầu tiên mà tôi được học đó chính là lãnh đạo bằng hình mẫu. Trưởng thành từ công tác đoàn thanh niên, nơi mà có chức danh nhưng không có thực quyền đã giúp tôi hiểu và rèn luyện tác phong “càn bộ đi trước, làng nước theo sau” kết hợp với sự khích lệ, động viên lôi kéo mọi người cùng làm với mình. Chúng tôi luôn cố gắng tạo môi trường làm việc công bằng và rõ ràng. Thường thì chúng tôi đưa ra nguyên tắc/luật chơi trên cơ sở tầm nhìn và giá trị cốt lõi của đơn vị qua đó tạo hành lang cho nhân viên hoạt động. Tầm nhìn và giá trị cốt lõi được chuyển hóa thành chương trình hành động, nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể hàng tháng, hàng tuần để hiện thực hóa thành công việc hàng ngày. Đầu tháng, các nhân viên cùng thảo luận và đóng góp trực tiếp với lãnh đạo về nhiệm vụ của đơn vị trong kỳ. Qua hoạt động này, đơn vị vừa phát huy được sáng kiến từ nhân viên vừa gắn kết họ với tổ chức. Nhiệm vụ cụ thể được giao “đúng người đúng việc” với một khoảng thời gian hợp lý cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn cũng như khích lệ động viên liên tục từ cấp quản lý. Mọi người đều được thể hiện “cái tôi”/năng lực nổi trội của họ nhưng trên cơ sở lợi ích chung. Vì vậy, chúng tôi không có một ngôi sao mà có nhiều ngôi sao cùng tỏa sáng. Khi phát sinh sự cố hoặc không đạt kết quả kỳ vọng thì việc đầu tiên rà soát lại toàn bộ quy trình, kế hoạch công việc, trách nhiệm của người lãnh đạo rồi mới đến trách nhiệm của nhân viên. Chính các nguyên tắc này đã giúp nhân viên yên tâm hăng say công hiến và phát huy hết năng lực cho đơn vị.

    Với gần 20 năm làm quản lý, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm đơn giản như sau:

    1. Làm hình mẫu trong công việc:
    Là lãnh đạo thì không nên ỷ vào vị trí quản lý để yêu cầu nhân viên thực hiện mà cần hiểu rằng mình phải là hình mẫu của chính những hành vi mà mình muốn nhân viên thực hiện. Hình mẫu này cần chuyển thể thành quy định cụ thể và truyền tải tới từng nhân viên. Các giá trị không phải đại diện cho cá nhân người lãnh đạo mà phải đại diện cho tổ chức – trong đó có tất cả mọi người (người chủ sở hữu cũng chỉ là một phần trong đấy). Người lãnh đạo phải hành động theo các giá trị đó vì niềm tin sâu sắc và cam kết thực hiện các giá trị đó.

    2. Có tầm nhìn triển vọng và truyền được ước mơ đó cho nhân viên
    Người lãnh đạo xác định tầm nhìn bằng cách tưởng tượng ra một tương lai hấp dẫn trên cơ sở có thể thực hiện được (tầm nhìn với). Và họ phải có niềm tin tuyệt đối vào viễn cảnh đó cũng như tự tin vào khả năng dẫn dắt tổ chức đến tương lai sáng lạng đó. Việc xây dựng tầm nhìn không phải viển vong mà phải căn cứ vào hiện tại cũng như hình dung lộ trình – kế hoạch thực hiện ước mơ đó ngay từ bây giờ. Không chỉ vậy, họ còn phải tìm kiếm những người tin vào mình và cùng chung tay xây dựng ước mơ theo lộ trình đã thống nhất. Để làm được điều này, người lãnh đạo cần hiểu được mong ước và nguyện vọng của nhân viên để làm sao tập hợp được những người có mục tiêu cá nhân trùng với mục tiêu, giá trị của tổ chức thì mới tạo được sự gắn kết lâu bền.

    3. Thách thức thay đổi
    Người lãnh đạo là những người tiên phong chấp nhận thách thức để bước ra ngoài “vùng an toàn” và tìm kiếm cơ hội phát triển, đổi mới không ngừng. Họ chấp nhận thất bại và rủi ro vì đấy chính là một phần không thể trành khỏi để đạt được ước mơ. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bất chấp tất cả mà thử nghiệm. Họ thử và liên tục điều chỉnh từng bước nhỏ để đi đến thành công. Dám “Thử và sai” – thử, thất bại, học hỏi là cách sống của người lãnh đạo.

    4. Tin và tạo cơ chế cho người khác chủ động hành động
    Người lãnh đạo không thể xây dựng ước mơ lớn một mình được mà cần một đội nhóm – tổ chức vì vậy việc xây dựng được đội ngũ và trao quyền cho họ là rất quan trọng. Nhưng trước tiên người lãnh đạo cần tạo lập niềm tin và sự gắn kết trong đội nhóm của mình. Nguyên tắc trong đội nhóm là lợi ích của tổ chức phải cao hơn bất cứ lợi ích của cá nhân, kể cả của người lãnh đạo.

    5. Làm việc bằng trái tim
    Khi mới khởi đầu ai cũng phấn khởi nhưng khi càng gần đến khi thấy được “mặt trời” thì mọi người càng mệt mỏi và dễ mất lòng tin nhất. Họ đã trải qua quá nhiều khó khăn nhưng chưa thấy được kết quả và niềm tin đang cạn dần. Lúc này rất cần người lãnh đạo ghi nhận sự đóng góp của nhân viên và khích lệ động viên họ đồng thời hiện sự tin tưởng vững chắc vào tương lại.

    Mỗi người có một phong cách lãnh đạo riêng và họ cũng rất thành công. Vì vậy bài viết này chỉ chia sẻ kinh nghiệm của tôi trong quá trình hoạt động để mọi người cùng tham khảo.

    Hi vọng sẽ có ích cho mọi người.
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...