CHẤN THƯƠNG GÂY TỬ VONG

Thảo luận trong 'Bệnh Học' bắt đầu bởi Nhà thuốc Đức Hàng Mã, 2/8/22.

  1. Khi có một tai nạn, mà nạn nhân bị lao đi với tốc độ cao, đập đầu vào vật cứng, và tử vong ngay, thì khả năng cao là tử vong do thương tổn vùng cổ sọ. Trong đa số trường hợp, chấn thương sọ não không gây tử vong ngay.
    Vùng cổ sọ bao gồm khớp giữa xương chẩm (là cái xương sọ thấp nhất) và đốt xương sống cổ số 1 (gọi là xương đội, khớp này là khớp chẩm đội), xương sống cổ số một, khớp giữa xương sống cổ số 1 với xương sống cổ số 2, và xương sống cổ số 2. Nhiều thương tổn của vùng này rất nguy hiểm, và có thể gây tử vong ngay lập tức.
    Trong chấn thương cột sống cổ vùng cổ sọ này, có một loại gãy, được gọi là Hangman’s fracture, hay là gãy của người bị treo cổ. Đa số chúng ta hay tưởng rằng, người bị treo cổ tử vong là do ngạt. Không phải vậy. Ngạt khó mà gây tử vong ngay, có khi phải vài phút nạn nhân mới tử vong. Nếu người bị treo cổ tử vong do bị mất cung cấp máu lên não, thì cũng phải hơn 2 phút sau mới tử vong.
    Người bị treo cổ tử vong ngay là do gãy hai cấu trúc xương của đốt sống cổ số 2. Việc gãy hai cấu trúc xương này, làm cho phần đầu và phần mình không còn được liên kết với nhau chắc chắn nữa, hành tủy (phần trên của tủy) bị giằng xé, và tổn thương đột ngột, tim bị ngừng đập ngay lập tức, hô hấp cũng vậy, gây tử vong ngay.
    Không chỉ có người bị treo cổ mới bị Hangman’s fracture. Những người bị va đập đầu với lực rất mạnh trong tư thế ngửa cổ, ví dụ như cả người đang di chuyển, nhưng vùng trán bị đập vào một vật đứng im hoặc di chuyển ngược lại, cũng có thể bị gãy theo kiểu gãy của người bị treo cổ.
    Một thương tổn cột sống cổ khác ở vùng cổ sọ có thể gây tử vong ngay, đó là trật khớp chẩm đội (khớp giữa xương chẩm và đốt xương sống cổ số 1) mức độ nhiều. Việc này giống như việc nhấc cái đầu qua một bên, hoặc ra trước, hoặc ra sau so với cột sống cổ. Hành tủy sẽ bị giằng xé, hoặc xoắn vặn giữa xương chẩm và xương đốt sống cổ số 1, và nạn nhân tử vong ngay. Chúng ta xem phim hay thấy các sát thủ xoay mạnh và đột ngột đầu của nạn nhân, nạn nhân chết ngay lập tức, chính là do cơ chế này.
    Những thương tổn xảy ra ở đầu và cột sống ngoài khu vực này thường rất ít khi gây tử vong ngay. Ngoài ra, không phải tất cả các trường hợp bị Hangman’s fracture, hay trật khớp chẩm đội, đều tử vong. Người ta còn ghi nhận một hiện tượng ngược lại, đó là hầu hết những trường hợp bị Hangman’s fracture và trật khớp chẩm đội nhập viện, đều không có thương tổn thần kinh gì, và thường chỉ có đau cổ. Tức là, nếu bị những thương tổn này, thì hoặc là chết ngay, hoặc là hành tủy không bị gì cả.
    Nhưng dù hành tủy không bị gì, nhưng độ ổn định đã mất. Cho nên, nếu cấp cứu không đúng cách, thì có thể, chính động tác cấp cứu sẽ gây ra tử vong.
    Khi có tai nạn xảy ra, tất cả những nạn nhân sau đây đều được coi là có thể có chấn thương cột sống cổ:
    - Các nạn nhân có dấu hiệu chấn thương vùng đầu và/hoặc vùng cổ.
    - Các nạn nhân hôn mê.
    - Các nạn nhân có đau vùng cổ.
    - Các nạn nhân có dấu hiệu tổn thương thần kinh: tê, giảm cảm giác, yếu liệt, thở bụng, hoặc co cứng dương vật.
    Đầu tiên là việc gỡ nón bảo hộ. Nếu người bệnh tỉnh và tự gỡ nón được thì nên để họ tự gỡ nếu họ không có các dấu hiệu trên. Luôn phải có 2 người mới có thể gỡ nón bảo hộ. Đối với loại nón không có cằm, thì người ở trên đầu nạn nhân giữ hai bên hàm, không cho đầu bị xoay, đồng thời kéo nhẹ đầu nạn nhân. Đối với loại nón có cằm, thì người trên đầu giữ phần cằm của nón, người bên dưới tháo dây rồi lấy tay giữ hai bên hàm nạn nhân, không để đầu nạn nhân bị xoay, đồng thời đẩy nhẹ đầu nạn nhân lên. Thao tác gỡ nón như ở hình 1.
    Sau đó thì phải mang nẹp cổ. Nếu không có nẹp cổ chuyên dụng, thì có thể lấy giấy, báo gấp dài ra, với bản cao bằng chiều cao từ vai tới hàm dưới của nạn nhân. Rồi quấn giấy đó quanh cổ, lấy dây cột lại, hoặc băng keo dán lại. Chú ý, cái nẹp phải tì lên vai và xương hàm của nạn nhân, và không siết vào cổ của nạn nhân.
    Nếu không làm được nẹp cổ, thì cần chuyển nạn nhân lên một tấm ván cứng, cột nạn nhân vô cáng, lấy giấy mềm, quần áo (hoặc bao cát) chèn 2 bên đầu, không cho đầu xoay, cột hoặc dán băng keo để đầu không bị xoay, rồi mới di chuyển nạn nhân.
    Nếu chúng ta sơ cứu và cấp cứu đúng, sẽ có nhiều nạn nhân được cứu sống hơn, và cũng ít nạn nhân được cứu sống bị tàn phế hơn.
    6Nguyễn Đức Phúc và 5 người khác


    1 lượt chia sẻ
    Thích


    Bình luận

    Chia sẻ
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. nhansamtuoihanquoc

    nhansamtuoihanquoc New Member

    Bài viết này rất hay và bổ ích. cảm ơn bạn đã chia sẻ
     

Chia sẻ SEO tới mọi người