CHIẾN LƯỢC KINH DOANH & KHÁT VỌNG CHIẾN THẮNG.

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Ẩn Danh, 9/9/17.

  1. Ẩn Danh

    Ẩn Danh Member

    Dear Mr CEO,

    Năm 1982, có một cậu bé ra đời với hội chứng tetra-amelia hay hội chứng thiếu tứ chi. Là một người khuyết tật, cậu bé nhanh chóng trở thành đề tài bị chế giễu, là đối tượng bị bắt nạt trong trường học. Cậu bé ấy đã phải đấu tranh về tinh thần và thể xác để tìm một chổ đứng cho mình trong xã hội. Câu đã từng tự tử nhưng không thành công. Cuối cùng cậu quyết định đối mặt với khuyết tật của mình, sống một cuộc đời có ý nghĩa và vô cùng thành công. Cậu trở thành một nhà diễn thuyết truyền động lực lừng danh khắp thế giới. Cậu ấy là Nick Vucijic.

    Hãy tưởng tượng cuộc đời Nick sẽ như thế nào nếu như Nick mong ước “sống tàn nhưng không phế”. Nick có thể như chúng ta, có thể trở thành một kế toán viên hay chuyên gia tài chính theo như văn bằng tốt nghiệp đại học của Nick. Nhưng Nick đã trở thành một người khác, một người xuất chúng, được yêu mến và ngưỡng mộ không phải vì khả năng vượt khó mà chính vì khả năng truyền động lực cho người khác. Sự khác biệt là ở chỗ Nick nhận ra rằng mình có một khát vọng lớn lao “khát vọng của tôi là giúp đỡ người khác thông qua câu chuyện của chính mình”. Chính khát vọng ấy đã dẫn dắt toàn bộ hoạt động của Nick. Để có thể giúp đở người khác thông qua câu chuyện của mình, Nick phải luyện tập để trở thành một nhà diễn giả xuất sắc, có khả năng lay động trái tim người nghe thay vì chỉ như là anh chàng khuyết tật lạch bạch trên sân khấu với đôi chân như 2 cái cẳng gà như Nick vẫn thường đùa.

    Mr CEO, như vậy một khát vọng rõ ràng, cụ thể đã định hướng toàn bộ hoạt động của Nick. Tương lai trừu tượng đã được thể hiện bằng một khát vọng cụ thể từ đó chuyển hóa thành những hoạt động cụ thể để đạt được những thành công cụ thể.

    Trong kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng có khát vọng, lớn nhỏ đủ kiểu. Những khát vọng ấy có thể được thể hiện thông qua phát biểu về sứ mệnh (mission) và tầm nhìn (vision) … Nhưng phần đông những câu chữ mỹ miều, lảnh lót, hào sảng ấy lại chẳng giúp ích gì cho doanh nghiệp, trừ khi chúng trở thành một phần của chiến lược, chuyển thành những hành động cụ thể để đạt được những thành công cụ thể như trong trường hợp của Nick Vucijic.

    Mr CEO, bạn nên hiểu rằng có khát vọng không chưa đủ. Nếu khát vọng của bạn không phải là thành phần của chiến lược chiến thắng, bạn chẳng bao giờ chiến thắng! Vì vậy khát vọng chiến thắng của bạn là gì phải là câu hỏi quan trọng nhất và định hình cho toàn bộ tư duy chiến lược của doanh nghiệp.

    Với những người khác nhau, chiến thắng có ý nghĩa khác nhau. Để xây dựng một chiến lược thành công, bạn phải hình dung rõ ràng chiến thắng có hình dáng như thế nào. “Begin with the end in mind – Khởi đầu bằng kết thúc” là một kỹ thuật bổ ích có thể áp dụng để hình dung chiến thắng đối với bạn. Trước tiên hãy hình dung hình ảnh chiến thắng trong tâm trí, sau đó bạn vẽ một bức tranh bằng lời về tương lai chiến thắng ấy. Kế đến bạn đi ngược cỗ máy thời gian, hình dung chiến thắng có ý nghĩa như thế nào đối với khách hàng mục tiêu của bạn. Và lúc này sản phẩm/dịch vụ của bạn.mới xuất hiện.

    Mục đích của doanh nghiệp là tạo ra khách hàng (Peter Drucker), tuy nhiên sự thành công không đến từ việc đơn thuần phục vụ khách hàng mà do chiến thắng trong trái tim và tâm trí của họ. Chỉ có chiến thắng như là một khát vọng, một khát vọng cấu thành trong chiến lược nhằm dẫn dắt toàn bộ nguồn lực và hành động thực thi để thành công.

    Tăng trưởng không phải là chiến lược. Chiếm lĩnh thị phần không phải là chiến lược. Thắng đối thủ cạnh tranh cũng không phải là chiến lược. Chiến lược là lựa chọn con đường để chiến thắng, không hơn không kém. Và chiến thắng luôn khởi đầu bằng khát vọng chiến thắng !

    Mr CEO, khát vọng chiến thắng của bạn là gì?
    Saigon 3/9/2017
    Mr Coach
    Lâm Bình Bảo
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người