CHIẾN LƯỢC DẪN ĐẦU VỀ CHI PHÍ

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Khởi Nghiệp, 23/8/17.

  1. CHI PHÍ THẤP # GIÁ BÁN THẤP#CHẤT LƯỢNG THẤP

    Thoạt nghe nhiều người sẽ nhầm nghĩ là cần bán sản phẩm với giá bán thấp nhất có thể, hay cạnh tranh bằng giá rẻ.
    Điều này không hẳn. Thực chất ở đây là câu chuyện Cắt giảm chi phí để tạo ra tỷ suất lợi nhuận lớn hơn hoặc giá bán cạnh tranh hơn cho sản phẩm.
    Trong phương trình đơn giản: DOANH THU – CHI PHÍ = LỢI NHUẬN
    Để tăng lợi nhuận đương nhiên ta cần cắt giảm chi phí. Đây cũng là ưu tiên hàng đầu của các CEO, các nhà quản lý.
    Mỗi ngành nghề (sản xuất, dịch vụ, thương mại…) sẽ có cơ cấu chi phí khác nhau. Thách thức của các nhà quản lý là cần làm giảm chi phí. Về cơ bản, các khoản mục hiện gây ra chi phí lớn bao gồm:

    [​IMG]

    1. Chi phí nhân công

    Hiện nay các doanh nghiệp đều đứng trước áp lực quỹ lương bị gia tăng nhanh chóng. Áp lực đến từ lạm phát và các đợt điều chỉnh lương cơ bản và lương tối thiểu vùng. Mức lương tối thiểu vùng 1 từ 1/1/2017 là 3,75 triệu đồng. Lương tối thiểu vùng năm 2018 có thể tăng 5% so với 2017.
    Hiện tại tổng số tiền đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế lên đến 32% tiền lương, trong đó doanh nghiệp đóng 21,5%. Từ 1/1/2018 Luật Bảo hiểm xã hội quy định doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội theo tổng thu nhập (gồm lương và các khoản phụ cấp khác) => Điều này sẽ gây áp lực lớn lên doanh nghiệp và cả người lao động.
    Mặt bằng lương/thu nhập chung tăng lên khiến doanh nghiệp chịu áp lực trả lương cao hơn khi tuyển dụng nhân sự.
    Đầu tư vào các quy trình tự động hóa sẽ giúp cắt giảm lượng lao động trực tiếp và gián tiếp. Năm 2016 Foxconn đã cắt giảm 60.000 lao động thay thế bằng robot. Nhiều nhà máy sản xuất khi đầu tư vào hệ thống tự động hóa chỉ cần 2-3 năm đã thu hồi hết khấu hao đầu tư hệ thống. Cắt giảm lực lượng lao động sẽ giúp nhà máy tiết kiệm rất nhiều chi phí, là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm.
    Người lao động làm việc có tay nghề cao cũng là cơ sở để có thể cắt giảm lao động dôi dư, khi 02 người có thể đảm trách việc của 03 người trước đó.
    Thuê ngoài hoặc thuê lao động thời vụ cũng là một giải pháp. Doanh nghiệp không cần duy trì một lực lượng lớn người lao động ở tất cả các phòng, ban (như IT không cần duy trì đội ngũ lập trình viên, Marketing…) mà sẽ phối hợp với các nhà cung cấp bên ngoài theo từng dự án cụ thể.
    Đối với các đơn vị dịch vụ thì cần cân đối giữa lao động và chi phí. Một đơn vị khám chữa bệnh chất lượng cao, nếu ưu tiên hàng đầu của bệnh nhân là chất lượng dịch vụ, giảm thời gian chờ và sự hài long của khách hàng thì không nhất thiết phải duy trì đội ngũ chăm sóc khách hàng tối thiểu. Ngược lại, chi phí này sẽ được tính vào giá dịch vụ.

    2. Chi phí nguyên vật liệu

    Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu đầu vào là vô cùng quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất. Rất nhiều doanh nghiệp phụ thuộc gần như 100% chi phí đầu vào từ nguồn bên ngoài.

    Doanh nghiệp cần đa dạng hóa các nhà cung cấp để có lợi thế đàm phán giá nguyên liệu.

    Việc chủ động một phần nguồn nguyên liệu đầu vào thông qua các hình thức đầu tư phát triển hoặc mua bán doanh nghiệp (M&A) sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí đầu vào.

    3. Chi phí sản xuất

    Ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn có chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
    Đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí điện chiếm tỷ trọng cao. Cắt giảm tiêu thụ điện và giảm tỷ lệ phế phẩm là các KPI then chốt.

    Cần tối ưu hóa các quy trình sản xuất. Một số đơn vị tư vấn quản lý, quy trình, quản lý chất lượng…có thể cung cấp các gói dịch vụ hữu ích. Thông qua đó doanh nghiệp sẽ có hệ thống form, mẫu biểu, quy trình báo cáo được chỉnh sửa cho phù hợp với đặc thù doanh nghiệp của mình, hướng tới sự đơn giản, hiệu quả, kiểm soát được chất lượng.

    Các chương trình cải tiến liên tục cần được thực thi, trờ thành văn hóa cải tiến, sấng tạo, thúc giục, cổ vũ mọi người tham gia hành động.

    4. Chi phí Marketing

    Các hoạt động Marketing cần tính KPI hiệu quả gắn liền với sales, tránh lãng phí chi phí Marketing hiệu quả kém, không hỗ trợ thực sự cho Sales.
    Doanh nghiệp phải cân đối giữa việc tự xây dựng đội ngũ Marketing (chi phí lớn) và việc thuê ngoài.

    5. Chi phí lãi vay

    Lãi vay ngân hàng ngắn và dài hạn tạo áp lực trả nợ lớn. Việc chậm trả nợ thậm chí còn tạo áp lực chịu lãi phạt (thường gấp 1,5 lần lãi vay thỏa thuận).
    Khi vay cần tìm đến các nguồn vốn giá rẻ của các ngân hàng lớn hoặc các ngân hàng có thủ tục vay nhanh chóng, đơn giản, ít phát sinh chi phí phụ.
    Ưu tiên giảm chi phí lãi vay đến từ khả năng thuyết phục nhà cung cấp kéo dài thời hạn thanh toán (từ 30 ngày lên 60, 90 ngày), bù lại có thể áp dụng phương thức thanh toán chắc chắn hơn cho họ (như L/C). Việc đa dạng hóa các nhà cung cấp cũng giúp gây áp lực đàm phán được điều kiên thanh toán tốt hơn, bên cạnh lợi thế đàm phán về giá.

    6. Chi phí đầu tư dài hạn

    Doanh nghiệp chỉ nên thực hiện đầu tư dài hạn vào hệ thống nhà xưởng, máy móc khi các điều kiện về thị trường, đầu ra, khách hàng…đã chin muồi, khả năng hoàn vốn chắc chắn.
    Việc không nghiên cứu thị trường kỹ có thể là thảm họa, gây ra tình trạng ứ đọng sản phẩm. Hoặc rủi ro ngay từ hệ thống dây truyền hoạt động không ưng ý, dễ hỏng hóc, tốn chi phí bảo trì trong khi chi phí đầu tư dài hạn phần lớn phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng.
    Một số đơn vị nhỏ lẻ cũng áp dụng hình thức thuê gia công sản phẩm thay vì tự sản xuất, qua đó giảm được chi phí đầu tư lớn. Khi đó doanh nghiệp chỉ tập trung vào khâu R&D và tổ chức bán hàng (phổ biến ở nhiều đơn vị kinh doanh dược phẩm, dầu nhờn, hàng tiêu dùng…).

    TỔNG KẾT

    Chiến lược dẫn đầu về chi phí khá đồng nhất với các mô hình sản xuất kinh doanh tinh gọn (LEAN), ít lỗi (6 Sigma), quy trình cải tiến liên tục (Kaizen) và văn hóa sáng tạo (Innnovation) cùng với việc chuẩn hóa các quy trình làm việc. Rất nhiều doanh nghiệp đi sau đã chọn chiến lược giá Cao nhưng sản phẩm có sự khác biệt về Chất lượng khi chưa thể kiểm soát được chi phí. Điều này phải đánh đổi với thị trường Co hẹp hơn (như một số nhà sản xuất smartphone, rượu whisky…). Khả năng tồn tại phụ thuộc rất lớn vào việc liệu họ tồn tại được bao lâu trước khi kịp chiếm lấy niềm tin của Khách hàng.
    CHI PHÍ THẤP tạo điều kiện cho GIÁ RẺ để thu hút khách hàng, gia tăng khả năng cạn tran của doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành nhưng phải làm thế nào để không hy sinh
    CHẤT LƯỢNG. Làm được điều này quả thực là gian nan và cần rất nhiều công sức đầu tư chất xám. Một số hãng hàng không giá rẻ phải chăng đang thực hiện rất tốt điều này?
    Các hãng lớn trên thế giới (Samsung, LG, Nike, Adidas…) đều đã và đang tìm đến các thị trường đang phát triển để tận dụng CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ NHÂN CÔNG thấp.
    Đối với người lao động, không có cách nào khác là liên tục trang bị cho mình những kỹ năng chuyên sâu và ngày càng toàn diện, gồm cả kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, ngoại ngữ, các mối quan hệ trong và ngoài ngành…sẵn sàng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của môi trường công việc.
    Ngược lại, một doanh nghiệp có tầm nhìn xa sẽ biết cách giữ chân những lao động tốt nhất của mình như thế nào.
     

    Các file đính kèm:

    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. giathien123

    giathien123 New Member

    tham khảo các chính sách bảo hiểm y tê mới nhất cho các doanh nghiệp
     

Chia sẻ SEO tới mọi người