Bên lề hoạt động quảng cáo thu đơn hàng, các doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm tới các mục tiêu dài hạn hơn như phủ sóng thương hiệu hay tạo dựng tính cách bằng các chiến dịch cụ thể. Một chiến dịch truyền thông có thể là các hoạt động xã hội, các sự kiện, một loạt bài đăng trên các trang mạng xã hội truyền tải về một thông điệp nào đó. Mục đích là để doanh nghiệp có một chỗ đứng trong mắt khách hàng, về lâu dài họ sẽ có được những khách hàng trung thành, tự nguyện đến với họ mua hàng mà không cần quảng cáo.' Insight giờ đây không chỉ được sử dụng đơn thuần làm Headline cho bài quảng cáo nữa. Để khách hàng không những mua hàng mà còn gắn bó với sản phẩm của doanh nghiệp, cần phải có những chiến dịch truyền thông cụ thể, được chuẩn bị suốt hàng tháng trời. Vậy một chiến dịch truyền thông thể hiện như thế nào? Làm thế nào để thực hiện được một chiến dịch tốt và phù hợp với doanh nghiệp ban? Hãy cùng tìm hiểu ở dưới đây. Tôi là Hùng Nguyễn, trưởng phòng Truyền thông - Sự kiện của Thành Tín Solution, và là Marketing Manager của Hyper Company. Đầu tiên để bắt đầu một chiến dịch truyền thông, doanh nghiệp bạn cần phải đáp ứng được các yêu cầu: - Đã có sẵn một lượng khách hàng nhất định: Dù bạn bán mặt hàng nào, trước khi làm thương hiệu bạn cần phải có doanh số đều đặn tới từ các hoạt động quảng cáo bán hàng. - Đã có chiến lược phát triển, định vị thương hiệu: Chiến lược này được xây dựng ngay từ khi bạn hình thành doanh nghiệp. Mọi chiến dịch xây dựng nên cần phải tuân theo định hướng của chiến lược ấy. Nếu bạn chưa có chiến lược doanh nghiệp, hãy bắt đầu xây nó luôn trước khi thực hiện chiến dịch truyền thông. Đảm bảo rằng hoạt động bạn làm sẽ thu về hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Dưới đây là các yếu tố cần có để xây dựng nên một chiến dịch truyền thông: - Mục tiêu truyền thông: + Hoạt động truyền thông này phục vụ cho mục đích gì? Giới thiệu sản phẩm mới, truyền tải một thông điệp gì đó, thể hiện tính cách của thương hiệu, hay một hoạt động gây thiện cảm, tăng nhận diện cho khách hàng. + Thông điệp truyền thông: Bạn muốn khán giả tiếp nhận thông điệp gì? Đó có thể là một câu nói: (Chiến dịch "Be a Man" của Aristino), một lời kêu gọi hành động ( "Phụ nữ phải đẹp" của Dove)..... + Quy mô truyền thông: Hoạt động truyền thông sẽ tiếp cận bao nhiêu người, ở khu vực xung quanh, ở địa bàn của doanh nghiệp bạn, hay quy mô toàn quốc. - Công chúng mục tiêu: Bạn muốn ai là nhữg người sẽ tiếp cận những thông điệp của bạn. Với ngân sách có hạn, bạn nên xác định chính xác công chúng mục tiêu, để việc đầu tư cho các kênh truyền thông ít tốn kém nhất. - Hoạt động trọng tâm mà bạn muốn thể hiện: Video Viral, TVC hay một buổi lễ hoành tráng nào đó. Xác định hoạt động trọng tâm của kế hoạch sẽ giúp bạn lên được một lộ trình để làm nổi bật mong muốn của bạn. Từ những yếu tố kể trên, bạn sẽ xác lập được: - Bạn sẽ thực hiện những hoạt động truyền thông gì - Bạn sẽ sắp xếp những hoạt động đó theo timeline thế nào - Bạn cần thực hiện chiến dịch trên những kênh nào. - Bạn cần chi bao nhiêu cho chiến dịch - Bạn sẽ đo lường hiệu quả dựa trên nhữg yếu tố gì. Đây là bài viết mở đầu chuỗi bài viết liên quan tới truyền thông doanh nghiệp của tôi. Ở phần sau, tôi sẽ chia sẻ cho mọi người về cách xây dựng nên một bản kế hoạch sao cho hợp lý với doanh nghiệp của bạn, với ngân sách chia thành nhiều cấp độ. Gửi kèm cho các bạn một chiến dịch truyền thông cho sự kiện, được xây dựng để chạy trong 2 tháng: https://goo.gl/dFmfjW Theo dõi bài viết Full và phần 2 sớm nhất tại: https://goo.gl/n175rB Nếu thấy bổ ích, hãy comment ủng hộ tôi nhé!.