CHIẾN BINH VÀ NGỌN CỜ

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Liberty, 29/11/17.

  1. Liberty

    Liberty Member

    Xin chia sẻ với mọi người bài cũ của tôi viết từ năm 2015 về khởi nghiệp theo góc nhìn... hơi khác khác [​IMG];)
    **

    Xin tóm tắt lại mấy điều đã chia sẻ trong buổi ăn trưa với mọi người về chủ đề Khởi nghiệp & Startup:

    A/ Khi khởi nghiệp nên có 3 chức năng (cần 3 người phụ trách 3 chức năng này):
    1/ Sáng tạo sản phẩm (Innovation),
    2/ Marketing và bán sản phẩm
    3/ Operation đảm bảo 2 chức năng trên triển khai mượt mà.

    B/ Một trong những lý do thất bại của khởi nghiệp hay startup là người chủ chưa đạt yêu cầu...
    Một góc nhìn về các yêu cầu của người chủ (hoặc cả Core Team phải đạt được)

    1/ Chiến binh (Warrior):
    Tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, gục xuống vẫn bò dậy chiến tiếp (anh Chánh dùng hình ảnh con lật đật). Rất hiếm thấy người nào khởi nghiệp lần đầu thành công, vì thế thất bại vẫn không sao, rút kinh nghiệm chiến tiếp. Khởi nghiệp cần chiến binh dù quy mô và độ khó cỡ nào.

    2/ Người ham học hỏi (Learner)
    Khởi nghiệp hay startup đều cần học rất nhiều điều mới vì chúng ta không bao giờ có đủ thông tin. Người làm khởi nghiệp thành công là người luôn tìm kiếm nguồn thông tin mới, tìm hiểu tại sao quy luật gì mà nó như vậy, rồi điều chỉnh (adapt) bản thân và đội ngũ của mình theo những thông tin mới nhận được. Nếu người nào chỉ khăng khăng, khư khư với 1 mớ kiến thức cũ, khả năng thành công trong khởi nghiệp của người đó sẽ rất thấp.

    3/ Người đem lại giá trị (Values Provider)
    Khởi nghiệp (có nghĩa là cty nhỏ và siêu nhỏ), phải chiến đấu với các đối thủ mạnh hơn, có nhiều nguồn lực hơn. Người khởi nghiệp luôn phải sáng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, đem lại giá trị vượt trội so với những mô hình cũ để đạt được chiến thắng cuối cùng. Sản phẩm và dịch vụ không rõ ràng (giá trị mơ hồ) sẽ rất khó bán.

    Ngược lại: Nếu sản phẩm và dịch vụ khó bán, cần xem lại giá trị mà sản phẩm đem lại cho người ta ra sao? Có rõ ràng chưa? Cách chào hàng/marketing ổn chưa?

    Lưu ý: Giá trị vượt trội này phải thỏa mãn rất nhiều nhóm đối tượng (Stakeholders) mà cty liên hệ tới. Các nhóm đối tượng thường thấy: Nhà đầu tư (investors), Khách hàng (Customers), Nhân viên (Employees), Nhà cung cấp (Suppliers), Nhà nước (Goverment), Báo đài (Media)...

    Các ví dụ về sáng tạo mô hình đem lại giá trị vượt trội và thay đổi cả ngành (industry) khi các công ty này ra đời
    - Amazon
    - Uber
    - Facebook
    - Alibaba
    - Airbnb
    - Google

    4/ Nhìn xa và vẫn nhìn được chi tiết (Visionary & Details)
    Khởi nghiệp cần có tầm nhìn rất xa, nhiều khi phải dựa trên những xu thế, làn sóng đang lên để đầu tư vào đúng lúc. Đầu tư vào những ngành sẽ chết càng làm cho tỷ lệ thành công của doanh nghiệp tiến gần về zero.
    Ngược lại, việc nhìn rõ được các chi tiết hành động đang diễn ra với từng cá nhân trong doanh nghiệp khởi nghiệp là cực kỳ quan trọng. Nhìn xa rất tốt cũng chẳng đem lại ích lợi gì khi bạn vấp phải ổ gà ngay trước mắt [​IMG]:)

    5/ Quan hệ (network)
    Mọi nơi, mọi văn hóa đều cần có những đầu mối liên hệ để làm ăn. Với khởi nghiệp càng cần hơn khi phần lớn người sáng lập thiếu thông tin, thiếu nguồn lực và thiếu cả khả năng. Tìm được người giúp mình vào lúc này có thể là sự thay đổi giữa thất bại và thành công. Mỗi lần kết nối như vậy, bạn lại luyện cho mình khả năng thuyết phục, bán hàng và marketing khi bạn nói về công ty của bạn.

    Tất cả các sách khởi nghiệp đều khuyên bạn tìm một người thầy (mentor) góp ý cho bạn khi khởi nghiệp.

    6/ Cam kết và uy tín
    Khởi nghiệp là một cuộc chiến dành thương hiệu.
    Bạn cam kết điều gì với các đối tượng (stakeholders) nêu trên?
    Bạn có đem lại những giá trị đó cho họ?
    Bạn đang phất một lá cờ (xin xem phần dưới) với mọi người, mọi người có thấy bạn đi về phía trước và giữ đúng những cam kết dù nhỏ nhất của mình.
    Uy tín còn quan trọng hơn thành bại. Bạn thất bại, người ta vẫn có thể hỗ trợ bạn khởi nghiệp lại nếu bạn là người giữ đúng cam kết và uy tín.

    7/ Ngọn cờ khởi nghiệp
    Tôi gọi ngọn cờ là tóm gọn toàn bộ startup của bạn:
    - Tầm nhìn của bạn là gì?
    - Nhiệm vụ của bạn ra sao?
    - Bạn giải quyết khó khăn bức xúc nào của xã hội?
    - Điều gì khiến bạn phải bức xúc tới mức phải khởi nghiệp? Nên nhớ, khởi nghiệp rất cực khổ [​IMG]:D
    - Giải pháp của bạn độc đáo (UNIQUE) ở chỗ nào?
    ...
    Trả lời gãy gọn, đáng tin cậy và rõ ràng các câu hỏi này. Bạn có ngọn cờ. Và mọi người sẽ đi theo bạn.
    Không có? Bạn hãy suy nghĩ cho kỹ và tạo ra ngọn cờ của mình.

    Trần Xuân Hải - 20151129
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...