Chữa trị táo bón cho trẻ sơ sinh sẽ dễ dàng hơn khi cha mẹ biết được chính xác nguyên nhân cũng như nắm được các cách xử trí phù hợp. Những dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ sơ sinh Theo nhịp sinh học, các bé trong độ tuổi 1 – 12 tháng thường đi đại tiện với tần suất 1 – 2 lần mỗi ngày. Đối với các bé chưa ăn dặm, số lượt đi có thể cao hơn (2 – 3 lần/ngày). Do đó nếu thấy bé đi ít hơn so với mức độ trên thì rất có thể bé đã bị táo bón. Ngoài nhịp độ, mẹ cũng có thể nhận biết tình trạng táo bón thông qua phân, biểu hiện khi đi ngoài cũng như độ phình cơ vùng bụng của bé. Nếu thấy phân cứng, vón cục; bé phải rặn, có biểu hiện quấy khóc khi đại tiện hay bụng căng chướng thì cần đưa bé tới bác sĩ ngay để xác định tình trạng. Trẻ bị táo bón kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hiểm họa sức khỏeNguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ sơ sinh Trước khi tìm cách chữa trị táo bón cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây táo bón trẻ sơ sinh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé sơ sinh khó đi ngoài. Trong số đó, những nguyên nhân chính được nhắc đến bao gồm: Chế độ ăn của mẹ thiếu chất xơ Trong 6 tháng đầu đời, nguồn dinh dưỡng mà bé nhận được chủ yếu thông qua sữa mẹ. Có thể khẳng định vào thời gian này, mẹ ăn gì thì bé sẽ “ăn” nấy. Bởi vậy nếu trong khẩu phần ăn của mẹ không đủ lượng rau xanh, chất xơ cần thiết thì mặc nhiên bé sẽ rất dễ bị táo bón. Trẻ sử dụng sữa công thức Trẻ uống sữa công thức có nguy cơ mắc táo bón cao hơn so với trẻ bú sữa mẹSữa công thức bao gồm sữa bột, sữa bò và các loại sữa tổng hợp khác. Đặc điểm chung của dòng sữa này là thường gây ra tình trạng nóng trong, khó tiêu hơn so với sữa mẹ. Do đó, nếu mẹ chọn cho bé loại sữa không hợp hoặc trẻ phải uống sữa ngoài quá sớm sẽ dẫn tới tình trạng táo bón nhiều hơn so với trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Ngoài yếu tố thành phần từ bên trong, cách pha sữa không đúng cũng dễ dẫn tới tình trạng đi ngoài khó khăn ở trẻ sơ sinh. Vì vậy khi quyết định cho trẻ ăn sữa ngoài, cha mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn pha, không pha sữa chung với các thực phẩm dễ gây táo bón… Đồ ăn dặm không có nhiều rau xanh Khi trẻ được 6 tháng tuổi, song song với việc bú mẹ hàng ngày thì trẻ còn được bổ sung các chất thông qua việc ăn dặm. Lúc này, thành phần trong thực đơn ăn dặm sẽ quyết định chính tới việc bé có bị táo bón hay không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhiều bậc phụ huynh chỉ chú ý đưa các thành phần nhiều đạm như thịt, cá... vào trong các bữa ăn hàng ngày. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi nguồn thức ăn nhiều đạm, ít xơ chính là thủ phạm gây ra táo bón. Một hậu quả khác của chế biến thực đơn thiếu hợp lý trên đó là bé không hình thành được thói quen ăn rau xanh, từ đó dẫn tới tình trạng “ghét” rau, sợ rau và từ chối rau củ về lâu dài. Chế độ ăn dặm quá nhiều đạm cũng khiến tăng nguy cơ trẻ bị táo bón Nguyên nhân bệnh lý ở trẻ Đây là nhóm nguyên nhân chiếm tỉ lệ thấp nên cha mẹ thường ít để ý. Thực tế, một số trẻ khi sinh ra đã gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hoá như hẹp hậu môn, các bệnh về đại tràng… Những bệnh này sẽ dẫn tới tình trạng táo bón bẩm sinh, táo bón kéo dài và khiến trẻ khó chịu rất nhiều. Để biết chính xác con mình có nằm trong nhóm này hay không, cha mẹ cần đưa con tới gặp bác sĩ chuyên khoa để có được những đánh giá, kiểm tra kịp thời nhất Làm thế nào để chữa trị táo bón cho trẻ sơ sinh? Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi Chữa trị táo bón cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng thì trước tiên, mẹ cần bổ sung đầy đủ lượng rau xanh, hoa quả và nước mỗi ngày. Thêm vào đó, mẹ nên hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu… Ngoài ra, mẹ hãy kết hợp xoa bụng, mát – xa nhẹ nhàng vùng bụng cho bé để quá trình tiêu hoá diễn ra tốt hơn. Trong trường hợp phải sử dụng sữa công thức thì điều đầu tiên cần xác định đó là loại sữa đó có thích hợp với trẻ hay không. Mẹ cần đổi ngay loại sữa cho con để đảm bảo tình trạng táo bón không bị tiếp diễn. Thêm vào đó, việc tuân thủ đúng cách thức, liều lượng pha sữa cũng cần được tìm hiểu kỹ trước khi cho bé sử dụng. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi Nên bổ sung nhiều rau xanh vào chế độ ăn dặm của bé Chữa trị táo bón cho trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi, bé sẽ có thêm chế độ ăn mới là ăn dặm. Lúc mới bắt đầu, nên tập cho bé tiếp xúc với thức ăn từ loãng đến đặc dần. Đặc biệt, mẹ cần đảm bảo được lượng rau xanh cần thiết trong mỗi bữa ăn cho bé, tuyệt đối không được bỏ qua thành phần này. Ngoài rau xanh, những loại trái cây tươi, nước ép trái cây, nước lọc cũng cần được bổ sung đầy đủ cho bé. Như vậy, không những cơ thể có được nguồn dinh dưỡng đầy đủ để phát triển mà tình trạng táo bón, khó đi ngoài… cũng sẽ không còn xuất hiện. Pubokid Gold – sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị tận gốc táo bón cho trẻ Cùng với lượng rau xanh, trái cây trực tiếp, khi bé được trên 6 tháng tuổi mẹ tham khảo cho bé bổ sung sản phẩm Pubokid Gold. Với thành phần từ nhiều loại dược thảo tự nhiên, Pubokid Gold được các chuyên gia y tế đánh giá cao về độ an toàn khi cho trẻ nhỏ sử dụng. Các thành phần thảo dược giúp hỗ trợ làm mềm phân, tống đẩy phân ra ngoài một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Pubokid Gold đang là sản phẩm Nhi duy nhất có chứa chế phẩm sinh học ImmuneGamma® - phát minh mới của công nghệ sinh học Hoa Kỳ. Nhờ ImmuneGamma®, niêm mạc đại tràng bị tổn thương do táo bón được phục hồi giúp nhóm vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hoá sẽ được cân bằng, sự vận động trơn tru của nhu động ruột cũng theo đó được phục hồi. Bởi vậy, các hiện tượng như khó đi tiêu, phân khô rắn, bụng chướng… ở trẻ nhỏ có thể nhanh chóng bị loại bỏ. Kết hợp với nhóm Lysine, magie, kẽm kích thích ăn uống ở trẻ bị táo bón lâu ngày, chống suy nhược, mệt mỏi. Đặc biệt đối với trẻ đã sử dụng thuốc kháng sinh. Nhờ đó giúp trẻ ăn ngon hơn, lớn nhanh và phát triển toàn diện.