Tên khác: Tư trọng – Ngọc ti bì – Đỗ trọng bắc. Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv. Họ: Đỗ trọng (Eucommiaceae) 1. Mô tả, phân bố Đỗ trọng là loại cây gỗ cao tới 10 – 20m, xanh tốt quanh năm. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng rộng, đầu lá nhọn, mép có răng cưa. Hoa đơn tính khác gốc, không có bao hoa. Quả hình thoi, đầu quả xẻ làm hai, tạo thành hình chữ V. Cây được di thực và trồng được ở Lào Cai và một số tỉnh vùng núi phía bắc nước ta. 2. Bộ phận dùng, thu hái Bộ phận dùng là vỏ thân. Được thu hái vào hai mùa xuân, hạ. Chọn những cây to, đường kính tới 15 – 60cm, bóc lấy vỏ, cạo bỏ lớp vỏ thô bên ngoài, phơi sấy khô. Đỗ trọng gần như không mùi, vị hơi đắng, nhai có bã keo. Nếu bẻ ra, có nhiều sợi tơ dai, óng ánh, khó đứt. Dược liệu đỗ trọng đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002). 3. Thành phần hóa học Thành phần hóa học của Đỗ trọng gồm có: chất nhựa, tanin, chất béo, tinh dầu và một số muối vô cơ… 4. Công dụng, cách dùng Dược liệu đỗ trọng có tác dụng bổ gan thận, khỏe gân cốt, an thai, giảm đau, chống viêm. Dùng chữa các chứng bệnh như: đau lưng, mỏi nhức gối, động thai, huyết áp tăng… Cách dùng: Uống 6 – l0g/ngày, dạng thuốc sắc, bột, cao lỏng hay ngâm rượu. Kiêng ky: Người âm hư, hỏa vượng không dùng
Đỗ trọng là loại cây gỗ cao tới 10 – 20m, xanh tốt quanh năm. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng rộng, đầu lá nhọn, mép có răng cưa. Hoa đơn tính khác gốc, không có bao hoa. Quả hình thoi, đầu quả xẻ làm hai, tạo thành hình chữ V.
Nhìn quả lạ quá, không ngờ có tác dụng bổ gan thận, khỏe gân cốt, an thai, giảm đau, chống viêm. Dùng chữa các chứng bệnh như: đau lưng, mỏi nhức gối, động thai, huyết áp tăng…
Mấy loại này thấy bán rất nhiều ở đường Lương Nhữ Học, khúc giao với Hải Thượng Lãn Ông gần cầu Chà Và ấy các bạn