Benjamin Franklin ( 1 nhà chính trị và ngoại giao nổi tiếng của Mỹ) từng nói 1 câu rằng “ Không có điều gì có thể chắc chắn sai trong thế giới này, và rằng xấu xa và đạo đức chỉ là những phân biệt rỗng tuếch, không có thứ gì như vậy tồn tại “ . Vậy chúng ta thử đi sâu vào câu nói này 1 chút : Hầu hết chúng ta đều đã và đang đọc sách và có những người đáng để chúng ta ngưỡng mộ trong cuộc sống như Bill Gates, Elon Mush, Zack Ma, Richard Branson, Lý Gia thành etc … thậm chí là những danh nhân thời xưa như Vangogh, Davinci. Tuy nhiên hầu hết chúng ta vẫn chỉ nghe về quá khứ cơ cực của họ và con đường đã dẫn đến họ trở thành tỷ phú ra sao, vậy nó đã thực sự đủ để chúng ta thôi không ảo tưởng về việc khởi nghiệp mà không vi phạm đạo đức kinh doanh? Bắt đầu đi từ câu chuyện của Lý Gia thành người mà luôn có một triết lý kinh doanh rất hay “ Người khác kinh doanh ăn 9,10 nhưng ông tuyệt đối chỉ ăn 6 phần”. Vậy trong quá khứ chúng ta hẳn nghĩ rằng ông là 1 người làm ăn chân chính , cũng đúng 1 phần nhưng ông đã từng học lén công nghệ làm thép của Ý để về Trung quốc sản xuất và gia công khiến công ty ông trở thành 1 trong những công ty đứng đầu trong ngành thép bấy giờ ( Triết lí kinh doanh Lý gia thành)- chắc hẳn nếu ở thời đại cởi mở như bây giờ Lý Gia thành chắc chắn sẽ bị kiện về quyền sở hữu trí tuệ. Có thể đọc đến đây các bạn sẽ thấy hơi thất vọng , nhưng không đâu cuộc sống là thế các bạn nên ngừng chỉ trích các việc đạo nhái lại, và dẹp bỏ lòng tự trọng của mình sang 1 bên nếu bạn muốn khởi nghiệp thành công . Phần lớn các tỷ phú đều có những lúc cơ cực mà họ phải làm những điều có thể nói là vi phạm đạo đức kinh doanh nhưng mấy ai khi lên báo đài lại dám kể về những chuyện như thế Vì vậy theo quan điểm của tôi các bạn đọc thôi đừng tin quá, đừng tin về câu chuyện của họ và cũng đừng làm theo họ , người mà luôn nói là khởi nghiệp vì họ không cần tiền hay khởi nghiệp phải có đạo đức kinh doanh là chỉ bởi vì họ đã có quá nhiều tiền hay họ đã quên mất họ đã từng phải lách luật như thế nào. Nếu như họ không cần tiền họ đã không cố gắng không tranh đấu họ sẽ sống như những người bình thường, chung quy khởi nghiệp cũng chỉ vì 2 từ “ Tiền bạc” và “danh vọng”. Tất nhiên tôi cũng k thể cổ súy cho các bạn về việc vi phạm đạo đức kinh doanh quá đà nhưng tôi muốn các bạn lưu ý về câu trích của Benjamin mà tôi đề cập đến từ đầu bài . Đừng sợ hại khi kinh doanh nhưng cũng đừng đi quá xa so với đạo đức kinh doanh của mình, đạo đức kinh doanh là thứ bạn nên đặt ra từ đầu cho mình , nó có thể không giống với người khác nhưng ít ra nó cũng không làm bản thân bạn phải day dứt hay khó chịu.