CÂU CHUYỆN SẢN PHẨM MỚI

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi sơn it, 29/8/17.

  1. sơn it

    sơn it Member

    Khi tôi rời Công ty cũ, công việc cuối cùng là ngồi với người kế nhiệm để bàn giao công việc. Đối với một người như tôi quan trọng nhất là truyền đạt hết những gì có thể về chiến lược thương hiệu các sản phẩm đã làm ra trong thời gian đương nhiệm hay dễ hiểu hơn là truyền đạt cho anh ấy nghe tính cách từng đứa con tinh thần của tôi đã xây dựng trong những năm qua. Và mong muốn nó sẽ lớn mạnh trong thời gian tới.

    Có lẽ một người mới tiếp quản công việc thì suy nghĩ hầu như là muốn đổi mới, thay đổi, đập bỏ tất những gì người đi trước để xây dựng một phong cách mới và riêng của mình. Nên trong lời nói anh ta những câu nói như: tôi sẽ làm mới tất cả, tôi sẽ thay đổi, tôi sẽ thế này, tôi sẽ thế kia liên tục được nhắc đến.

    Tôi ngồi nghe chăm chú anh ta nói, gần đến cuối câu chuyện tôi chỉ nói nhỏ anh ta: tôi đã mất vài tháng cho một sản phẩm, tôi mất ăn, tôi mất ngủ, tôi đã nghiên cứu thị trường, tôi sinh ra nó như sinh ra một đứa con, tôi đã truyền cho nó một thứ năng lượng tồn tại, một tinh thần sống. Cái hình dáng và cái con chữ, cái tên chỉ là thứ bề mặt như cái áo choàng bên ngoài, cái hồn cốt của sản phẩm mới là cái thứ quan trọng nhất. Tôi không tin anh có thể làm được điều này một sớm một chiều, mà ít nhất 2 năm sau anh mới có khả năng làm được nếu anh là một Marketer chuyên nghiệp thực thụ.

    Nhìn vào mắt anh ta, tôi thấy những lời nói của tôi dường như gió bay ngang qua tai, và chúng tôi dừng câu chuyện ở đây.
    1 năm sau, chúng tôi có dịp gặp nhau, tôi vẫn theo dõi từng bước phát triển của đứa con tinh thần của mình, và thật đúng như tôi dự đoán anh ấy cố gắng đủ mọi thứ nhưng không thể thay đổi được gì cả dù chỉ là một từ trong thiết kế vì nó đã có sự liên kết và kết nối chặc với nhau như khối bê tông. Đứa con ấy bây giờ từng ngày vẫn phát triển trên thị trường.

    Câu chuyện không dừng ở đấy,

    Một điều tôi vẫn hối hận cho đến bây giờ là lúc tôi sinh nó ra cũng là lúc tôi chưa thực sự chín chắn trong nghề nghiệp dẫn đến nó vẫn thiếu sức mạnh để áp đảo thị trường, vì vậy cho đến bây giờ mỗi khi ra một sản phẩm mới, cái tôi lo nhất không phải là làm ra sản phẩm mới, sinh ra một đứa con. Mà tôi thật sự lo lắng rằng mình đã tạo ra cái gì: một sản phẩm có ích thực sự hay một nghiệp chướng. Vì khi một sản phẩm đã được thổi hồn vào thì bất kỳ ai cũng khó có thể bỏ nó đi như bỏ chính đứa con của mình.

    Một lời khuyên chân thành cho các Marketer khi ra sản phẩm mới, hãy thật sự nghĩ đến hậu quả của việc cho ra mắt sản phẩm hay một thương hiệu vì khi hồn cốt được hình thành thì nó sẽ như con người cũng có những sắc thái tình cảm. Nếu nó đủ sắc thái tình cảm thì nó sẽ lớn mạnh và càng ngày càng mạnh trở thành lovemarks, còn nếu không nó sẽ vật vờ như một thứ hàng hóa giá rẻ trên thị trường.

    Và cuối cùng đừng tạo ra một sản phẩm chỉ để đối phó với thị trường, vì đối thủ ra sản phẩm như vậy, vì ai cũng muốn có sản phẩm mới hay vì bất cứ thứ gì mà chưa suy nghĩ và phân tích hết các khía cạnh vì như vậy có nghĩa bạn đã tạo ra một nghiệp chướng và một mối lo ngại cho xã hội như những sản phẩm độc hại hiện nay.

    Vì sao tôi gọi là nghiệp chướng ?

    Vì một sản phẩm không mang lại lợi ích xã hội, một sản phẩm nói là sạch nhưng quy trình sản xuất lại không sạch, một sản phẩm nói là an toàn cho trẻ nhưng thực tế có nhiều hóa chất độc hại, một sản phẩm nói là dùng hương liệu tự nhiên nhưng toàn dùng hương liệu hóa chất cho thực phẩm. Đó chính là sản phẩm nghiệp chướng.

    Hãy là một Marketer chân chính là đừng bao giờ tạo ra một nghiệp chướng chỉ vì tiền và áp lực từ ban lãnh đạo mà hãy làm đúng theo quy trình sau cho đến khi làm lễ thôi nôi (launch) sản phẩm và đánh giá thật sự từ phía khách hàng trước khi sản xuất hàng loạt ra thị trường.

    Phạm Thanh Hạt
    CMO GV, Vinafood1.
    Lee Ann
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...