Không nên ăn mặn Khi có vết thương, nó sẽ gây ra cảm giác khó chịu và đau nhức cho bạn. Để làm giảm cảm giác này, bạn không nên ăn đồ ăn mặn, đặc biệt là những thực phẩm có tính axit. Thay vào đó, hãy ăn những thực phẩm mềm để vết thương mau lành. Bổ sung nhiều nước Khi cơ thể thiếu nước, da bạn sẽ nhăn nheo dễ khiến bề mặt vết thương co rúm lại, gây khó chịu. Chính vì thế, việc bổ sung đủ lượng nước vào cơ thể là vô cùng cần thiết. Rửa tay thật sạch trước khi chạm vào vết thương Bạn có biết trên bề mặt tay có bao nhiêu vi khuẩn hay không? Nếu vô ý sờ vào vết thương khi chưa rửa tay kĩ, vi khuẩn sẽ theo đó xâm nhập vào máu và tế bào. Điều này sẽ khiến vết thương không thể lành được. Không tự ý thoa thuốc Nếu không có sự chỉ định của bác sĩ, bạn không nên thoa bất kì loại thuốc nào lên vết thương của mình, đặc biệt là rượu. Không chạm vào vết thương lớn Nếu vết thương của bạn to, rách miệng, tuyệt đối không nên chạm vào vết thương nhé, kể cả khi tay bạn có sạch đi chăng nữa. Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để rửa và băng vết thương cho an toàn. Dùng nghệ đắp trực tiếp Đây là một trong những cách giúp vết thương mau lành mà hoàn toàn không để lại sẹo phổ biến nhất. Tốt nhất sau khi vết thương được làm sạch, bạn nên sử dụng nghệ tươi thoa trực tiếp lên bề mặt vết thương. Hoặc nếu không, mỗi ngày bạn có thể ăn kèm một muỗng cà phê bột nghệ, nấu canh hoặc ăn cùng cơm tùy thích. Vết thương sẽ mau chóng liền lại chỉ sau vài ngày sử dụng. Tăng lượng vitamin C Vitamin C đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho da, hỗ trợ khả năng tự tái tạo, làm lành của da bạn. Bạn có thể sử dụng một số loại trái cây có chứa vitamin C như cam, chanh, bưởi,… để cung cấp đủ lượng vitamin cho vết thương. Bổ sung chất kẽm Để tăng hiệu quả làm lành da, không để lại sẹo, bạn nên kết hợp cả kẽm với vitamin C. Hai thành phần này sẽ khiến miệng vết thương tự lành lại mà không gây đau đớn. Và bạn nên thử những loại thực phẩm như sò, thịt nạc đỏ, trai và các loại đậu,… Chúng đều là những thực phẩm có chứa nhiều kẽm. Vitamin nhóm B Hai loại vitamin nhóm B quan trọng đó là vitamin B5 và vitamin B12, chúng có khả năng chữa lành da và hỗ trợ cho kém và vitamin C cực kì hiệu quả. Đắp lô hội Chắc bạn cũng từng nghe đến câu nói: “Trong uống ngoài bôi”, ý muốn nói khi điều trị vết thương hở, bạn nên kết hợp điều trị cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Với phương pháp này, bạn có thể sử dụng lô hội (nha đam). Mỗi ngày bạn nên uống 10mg dịch lô hội kết hợp với việc đắp phần thịt lô hội trực tiếp lên bề mặt vết thương để mau liềm sẹo.