Mình đã từng học tiếng Nhật với tốc độ ghi nhớ khá nhanh: 100 từ vựng mới trong chưa đầy 1 tiếng Nhưng đừng vội lướt qua nếu bạn đang vật lộn với tiếng Anh hay tiếng Ý,... chứ không phải tiếng Nhật. Vì những phương pháp sau đây mình chia sẻ có thể sẽ độc đáo và hữu ích hơn bạn tưởng. Nó được đúc rút và tổng hợp bởi riêng mình chứ không thể tìm đại trà ở đâu khác trên mạng. Và quan trọng là nó đã đem lại những lợi ích khổng lồ mà mình sẽ nói tới dưới đây. Thử nán lại, bình tĩnh đọc kỹ để hiểu và có động lực áp dụng. Biết đâu bạn sẽ nâng cấp khả năng học ngoại ngữ hơn gấp bội, bất kể dù bạn có năng khiếu ngoại ngữ hay không!! Trước tiên, mình sẽ sơ qua những lợi ích mình nhận được khi áp dụng phương pháp này trong quá trình học tiếng Nhật (một ngôn ngữ được xếp vào hàng khá khó) Có thể học và ghi nhớ 100 từ vựng mới trong chưa đầy 1 tiếng Đạt thành tích tốt top 2 toàn trung tâm tiếng Nhật mình từng học Học và thi đỗ N2 ngay lần đầu thi, sau 4 tháng tự học (N3 lên N2) Có nền tảng nghe, giao tiếp tốt hơn phần lớn bạn bè đồng cấp khi sang tới Nhật.... và còn nhiều cái nhỏ nữa. Trong khi trước đó khi còn đi học, mình chỉ là một học sinh bình thường chứ chẳng cao siêu hay thuộc dạng năng khiếu gì, chưa từng được học sinh giỏi. Thậm chí năm lớp 10 còn tổng kết 6,5 đ, gần bét lớp )) Mình đã làm cách nào? Và làm sao để bạn cũng làm được như vậy? Mấu chốt là: Rèn luyện não bộ của bạn thêm nặng đô hơn Nghĩa là rèn luyện sao cho não bộ của bạn hoạt động hiệu quả hơn, tiếp thu và ghi nhớ nhanh hơn, nói cách khác là trở nên thông minh hơn. Một bộ não thông minh cái gốc rễ để bạn có thể tiếp thu tốt bất kỳ kiến thức nào đi chăng nữa, không chỉ ngoại ngữ. Tin mình đi, thông minh hoàn toàn có thể là một “sự lựa chọn” với bạn, đừng giữ tư tưởng cố hữu rằng thông minh là do bẩm sinh, mẹ đẻ ra mình chỉ dốt thế thôi. Đừng để mình bị giới hạn bởi suy nghĩ “mình không có năng khiếu”, “mình abc, xyz”,...Chỉ cần bạn là người bình thường là đủ. Và trong bài viết này, mình sẽ chỉ cho bạn những phương pháp mình đã áp dụng, để bạn cũng có thể tận dụng nó và trở nên thông minh hơn, từ đó học ngoại ngữ nhanh và tốt đến mức có khi bạn phải kinh ngạc với chính mình. “Điểm trừ” là những phương pháp này rất rất dễ, rất đơn giản, ai cũng có thể làm, ai cũng có thể bắt đầu ngay ngày mai. Khổ nỗi là người có đủ động lực, kỷ luật để duy trì thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nên nếu bạn nghĩ mình không có đủ quyết tâm để có thể duy trì phương pháp này đủ 6 tháng, thì bạn có thể lướt qua, tiếp tục về đánh vật với bài tập ngoại ngữ của mình, rồi lại ao ước có 1 phương pháp thần thánh nào đó giúp bạn học nhanh vù vù. Ước chi nữa, có khi nó ở đây này. Sorry! Hơi lan man, vào đề nhé. Phương pháp này là 1 chuỗi những thói quen/ hoạt động mà bạn cần xây dựng và duy trì trong thời gian bạn học ngoại ngữ. Như mình đã nói, những thói quen này sẽ góp phần tăng khả năng não bộ để bạn thông minh hơn, học nhanh hơn. Mặc dù ban đầu khi mình tự đúc rút ra, mình nghĩ nó vẫn mang tính cá nhân, nhưng khi mình tìm hiểu sâu hơn, thì hầu hết đều có cơ sở về mặt khoa học. Mình khuyên bạn thực sự nên thử. Chỉ trong 1 tới 2 tuần đầu thực hiện là bạn đã cảm thấy khác biệt rồi. Mình đã từng hỗ trợ cho 1 số người bạn áp dụng và họ học nhanh hơn rõ rệt, tiếc là phần lớn họ thiếu đi động lực để duy trì, mình mong bạn sẽ khác họ. 1, THÓI QUEN ĐẦU TIÊN, GIÚP BỘ NÃO CÓ NĂNG SUẤT TỐT NHẤT. Trước khi sang Nhật du học, mình đã học ở trung tâm, ở mức độ sơ cấp tiếng Nhật. Nói là sơ cấp thôi nhưng cũng không đơn giản. Vật lộn để có thể ghi nhớ bảng chữ cái tiếng Nhật lúc mới học cũng không hề dễ thở với nhiều người, kiến thức trong phần sơ cấp này theo mình thấy cũng rất đa dạng và phức tạp, nhưng cần học luôn vì sẽ phải dùng thường xuyên khi ở Nhật. Thật lạ là khi học bảng chữ cái tiếng Nhật với những hình thù kỳ lạ này, thì thay vì mất trung bình 1 tuần với người học tạm được, 1 tháng với người học quá chậm + lười, thì mình lại mất có gần 3 ngày để thuộc (nếu ở đây có thánh nào học nhanh hơn thì em xin bái sư, nhưng tốc độ 3 ngày thì thực sự cũng rất nhanh so với thông thường) Học xong thì mình ngồi ngủ luôn, đợi các bạn còn lại học nốt. Cô giáo “hỏi thăm” thì lên bảng cho cô kiểm tra là xong việc, cô miễn ý kiến gì luôn Rồi những ngày tiếp theo, mình vẫn giữ phong độ khá tốt. Trong khi các bạn khác miệt mài học tới 1h đêm để kiểm tra từ vựng bài mới sẽ được điểm cao, thì mình thì lại tương đối “lười”. Mình chỉ làm đủ bài tập được giao, xong trèo tót lên giường coi Anime, hồi đó mê Dragon Ball nên coi suốt. Còn từ vựng à? Từ từ, để sáng mai học. Vậy mà sáng hôm sau làm bài kiếm tra vẫn kiếm 96 hay 100 điểm ngon ơ, đứng top như cơm bữa luôn. Có bí thuật gì ở đây để mình học nhanh so với mọi người vậy? Trong suốt quá trình học, điểm khác biệt đầu tiên so với mọi người là mình thường tập thể dục buổi sáng. Sau khi tập xong mình mới học luôn từ vựng rồi lên lớp học. Mình không hay học đêm, vì sau 11h là thời điểm não bộ thường khó tiếp thu. Vốn dĩ lúc đó mình cũng chưa biết rằng thói quen tập TD buổi sáng lại có ích như vậy. Nhưng có 1 sự kiện khiến mình nhận ra. Đó là có 1 hôm trời mưa sáng, dậy sớm cũng không thể đi TD như mọi khi được, thế là mình ngủ nướng luôn. Kết quả là hôm đó mình học cực mệt mỏi, đầu óc lơ mơ, tiếp thu không nổi. Nói chung là mức độ ghi nhớ và hấp thụ kiến thức giảm rõ rệt. Mình mới ý là sáng nay ko có TD mọi khi, tự dưng lại thấy đầu óc lơ mơ hẳn, có gì đó liên quan chăng? Ngày hôm sau mình lại trở về thói quen cũ, dậy sớm, chạy bộ, đu xà, kết hợp học ngay sau đó, quả thật chỉ trong 20 phút là mình đã ghi nhớ xong 1 bài từ mới 30 40 từ vựng rồi. Xong là vác cặp đi học, và cái kết là vẫn lượm 100 điểm bài kiểm tra như mọi khi. Mình thấy ảo diệu thật, ra là như thế. Từ đó, mình tiếp tục duy trì thói quen dậy sớm, thể dục rồi học đều đặn, nhỡ mưa thì tập ở nhà. Sau này khi tìm hiểu kỹ hơn về mặt khoa học, thì hóa ra não bộ buổi sáng thường hoạt động hiệu quả hơn so với buổi đêm. Việc mình thực hiện thói quen dậy sớm thể dục vào buổi sáng này, giúp não bộ được được sảng khoái, kích hoạt để nó hoạt động năng suất nhất. Nhờ vậy mà học rất tỉnh táo và vào rất nhanh, ghi nhớ lâu. Đó là tác dụng của việc dậy sớm, thể dục đều đặn ảnh hưởng tích cực lên não bộ, dẫn tới học tập hiệu quả. Chưa kể việc nó tốt cho sức khỏe nữa. Hãy thử ngay ngày mai xem, bạn sẽ thấy sớm thôi (nhớ kiên trì để nó thành thói quen) THÓI QUEN 2, GIÚP TĂNG KHẢ NĂNG CỦA NÃO BỘ MỘT CÁCH ĐỒNG ĐỀU. Có ai đi học thấy mấy bạn mà thuận tay trái thường khá thông minh không? Trước mình đi học có 1 vài thằng bạn thuận tay trái và chúng nó học cũng tốt thật, mặc dù là con trai và cũng chơi, cũng nghịch không kém gì mình, chứ không thuộc dạng mọt sách hay siêu chăm chỉ. Thế nếu bạn thuận tay phải như mình, thì tập dùng tay trái thường xuyên có giúp bạn thông minh hơn như chúng nó? Mình tin là có, mình đã thử và thành công. Nếu mà nói là tự mình ngộ ra điều này thì thật không phải, cái này mình được 1 thầy giáo dạy hóa online chỉ cho. Ngoài việc dạy kiến thức thông thường, thầy còn nghiên cứu về cả khoa học não bộ. Việc luyện tay trái này được thầy truyền đạt và mình đã thử áp dụng, và đúng là nó có kết quả rất tốt với mình. Mình thông minh và học nhanh hơn trong những năm cuối cấp 3, 1 phần vì đặt mục tiêu rõ ràng, chăm chỉ hơn, tiếp tới là nhờ dùng tay trái thường xuyên để bán cầu não PHẢI được sử dụng nhiều lên, từ đó tăng khả năng của bộ não. Mình thuận tay phải, nên thông thường mọi thứ hầu như cũng dùng tay phải, tức là chỉ có bán cầu não TRÁI được hoạt động thường xuyên, bên còn lại thì ít được trọng dụng hơn. Vì vậy anh não PHẢI này cũng khát việc lắm. Não PHẢI chuyên trách có bộ phận bên trái của cơ thể, kèm theo đó là xử lý thông tin thiên về mơ mộng, tưởng tượng...Nên nếu không có việc thường xuyên thì anh ta sẽ cố tìm việc để làm cho bằng được. Đó là lý do mình dễ bị mất tập trung khi làm việc gì đó ít hứng thú, khô khan và tẻ nhạt. Chắc đa phần đây cũng là vấn đề của nhiều người. Dù có cố gắng tập trung cao độ 1 chút thì tâm trí lại bay từ chuyện A sang chuyện B, đang muốn đọc nốt trang sách mà cứ 5 phút trong đầu lại nảy ra việc “ước gì được đi chơi với crush” . Đó là não “PHẢI” đang biểu tình đòi được quan tâm đấy. Ấy thế mà bạn thử để ý xem! Một khi đã nhảy vào chơi game thì có mà tập trung 1000% luôn. Vì mắt thì quan sát(não PHẢI tiếp nhận), đầu nghĩ lối đánh (não TRÁI hoạt động), tay trái gõ phím tay phải nhấp chuột nên chả là 2 bán cầu não được thỏa sức hành nghề còn gì? Mẹ không cầm chổi vỗ vỗ sau lưng thì còn lâu mới biết điểm dừng. Vì vậy hãy thử dùng tay trái (tay ko thuận) thường xuyên để bán cầu não còn lại thấy được quan tâm hơn mà bớt phá bạn, tay còn lại cũng vẫn dùng song song. Về cơ bản, đó là rèn luyện sao cho 2 bán cầu não cùng được tận dụng thường xuyên, giúp tăng hiệu suất và khả năng của não bộ, từ đó có khả năng giúp bạn thông minh hơn, tăng khả năng tập trung. Các bạn vốn thuận tay trái từ nhỏ hầu hết được bố mẹ, cô giáo bắt luyện viết, học tập bằng tay phải để dễ nắn, thành ra họ dùng được cả 2 tay thường xuyên, vô tình chính là cách giúp não bộ họ phát triển và được tận dụng đồng đều, từ đó mà thông minh hơn. Một nghiên cứu khác trên tạp chí Brain năm 2019 cho thấy có sự khác biệt về gen giữa người thuận tay trái và tay phải. Kiểm tra dữ liệu của khoảng 400.000 người, các nhà khoa học phát hiện, người thuận tay trái tự nhiên có hai bán cầu não có thể phối hợp nhịp nhàng hơn trong các khu vực liên quan đến ngôn ngữ. Những đặc điểm này giúp người thuận tay trái có thể có kỹ năng nói vượt trội hơn. Thêm vào đó, những người thuận tay trái có thể phát triển khả năng giải quyết vấn đề phức tạp, do cánh tay trái trở thành tay thuận của họ. – trích Internet Nếu bạn chưa tin, hãy thử tham khảo trường hợp của diễn viên Người Sắt của Marvel Robert Downey Jr., ổng cũng tập dùng tay trái để nhập vai Charlie Chaplin đó. Vai này ổng được Oscar luôn. Vậy nên tập dùng tay trái ntn cho hiệu quả? Đơn giản lắm! Hãy chuyển những việc hàng ngày bạn làm bằng tay phải sang làm bằng tay trái. Làm đơn giản từ dễ tới khó trước, bắt đầu bằng việc đánh răng bằng tay trái, rửa bát bằng tay trái, rồi dần dần cầm đũa bằng tay trái,... Cầm đũa để có thể ổn được chắc sẽ mất 2 hay 3 tuần đó. Cầm thìa/muỗng thì dễ hơn chứ cầm đũa thì thực sự cần kiên trì. Nhưng cứ cầm đũa luôn đi, cầm được đũa là bước tiến lớn đấy, đừng nuông chiều bản thân bằng cách cầm thìa/ muỗng. Hồi đầu mình tập cũng ngượng tay lắm, bố mình còn quát “Dở người! Cầm đũa ngta cầm tay phải ăn cho dễ, đỡ vướng người khác, tự dưng cầm tay trái trông lóng nga lóng ngóng”. Cơ mà may, có mẹ mình động viên, mẹ mình cũng cầm theo cùng luôn, mình cũng có niềm tin là nó sẽ tốt cho mình nữa, nên mình vẫn chứ luyện tập. Luyện được khoảng 2 tuần thì bắt đầu quen dần, tay mềm hơn, điều chỉnh linh hoạt hơn. Nói chung là lựa miếng nào thích là gắp được miếng đó ngon ơ, không thua gì gắp bằng tay phải luôn. Đến bây giờ mình vẫn ăn bằng tay trái thường xuyên và quen luôn rồi, chả muốn đổi lại tay phải. Knao đi ăn uống mà làm vướng víu người bên cạnh thì mình lại chuyển dùng tay phải thôi, dùng được cả 2 tay mà, cũng oách lắm chứ bộ Sau khi cần đũa Ok rồi, thì mình chuyển những level cao hơn như viết, vẽ bằng tay trái. Cái này khó thực sự. Mặc dù viết bây giờ cũng tạm ổn, bớt giun dế rồi, nhưng mà để nói là linh hoạt được như tay phải thì cũng còn phải cố nữa. Mỗi ngày dành 5p 10 tập viết tay trái là được. Nhớ hồi đó mình còn học trên mạng cái trò 1 tay vẽ vòng tròn, 1 tay vẽ hình vuông ấy, mục đích để luyện tập sử dụng 2 bán cầu não cùng 1 lúc. Cái này lại là level cao hẳn, khó nhai hơn nữa. Vì não bộ thường khó mà làm được 2 việc cùng 1 lúc, nên có thể vẽ đồng thời 2 tay 2 hình khác nhau quả là 1 thử thách. Số người làm được việc này rất hiếm. (bạn lên youtube hay gì đó search sẽ ra thí nghiệm này) Mình đã thử vẽ như vậy khắp nơi trên sách vở của mình. Có thể là không được hoàn hảo, nhưng ít nhất là lúc đó 2 bán cầu não của mình được thử thách, được luyện tập để trở nên nặng đô hơn. Viết đến đây thấy dài thực sự, sợ các bạn ko đọc nổi nên mình tính sẽ viết tiếp phần 2 sau. Nếu các bạn hứng thú thì cmt để mình có chút động lực nhé. Bạn đã từng gặp những bạn học và thi đỗ N1, N2 (cao cấp tiếng Nhật), nhưng không thể giao tiếp được với người Nhật một cách tự tin, nhưng có bạn chỉ học N3 lại giao tiếp rất trôi chảy? Cũng có những bạn kêu than rằng học tiếng Anh bao lâu rồi, nhưng khi nghe người bản địa nói thì…cứng họng. Cứng họng! Vì không thể nghe kịp họ nói gì, cũng không biết phải phản hồi sao cho họ hiểu? Mà cay hơn nữa là khi bạn càng cố nói bằng ngôn ngữ của họ, mà họ lại càng không hiểu, dù bạn đâu có trình bày gì phức tạp đâu? Nguy hiểm lắm nhé! Cái nỗi đau này cũng là nguyên nhấn khiến nhiều bạn mất tự tin khi gặp người bản địa này. Thế nên đâm ra lại dễ mắc tâm lý “ngại nói”, sợ sai thì quê. Mà hẳn rồi, sợ thực hành thì không thể tiến triển được. Nhưng ở đây mình sẽ chỉ cách để bạn tự tin hơn với kỹ năng nghe, nói của mình. Đó là tham khảo khóa học… Đùa đấy, không có khóa học nào quảng cáo cả, chỉ có c h i a s ẻ chân thành và F.r.e.e thôi Hi all! Bữa trước mình đã chia sẻ 2 bí quyết đầu tiên để gia tăng khả năng não bộ, để bạn thông minh và học nhanh hơn. Cảm ơn vì m.n đã ủng hộ. Nếu bạn chưa đọc qua thì l.i.n.k mình sẽ gắn dưới cmt. Nhớ đọc trước đấy, rất quan trọng để tiếp thu tốt ngữ pháp và từ vựng. Còn tại phần 2 này, sẽ là về việc phát triển 2 kỹ năng Nghe và Nói, một cách đơn giản nhưng hiệu quả. Thậm chí là nếu bạn chỉ đang tự học, thì các bí quyết này cũng đủ để nâng trình độ của bạn lên rất nhiều, tất nhiên bạn cần đủ quyết tâm và động lực để duy trì. Còn có điều kiện mua khóa học để học song song thì càng tốt thôi, cái này tùy khả năng và điều kiện mỗi người. Có thể những bí quyết này bạn cũng đã từng nghe. Nhưng mình thì ở đây để confirm về hiệu quả của nó, hy vọng có thể cho bạn động lực để bắt đầu xây dựng thói quen tốt cho việc học ngoại ngữ ngay từ bây giờ. Vào đề! THÓI QUEN THỨ 3, GIÚP NÃO BỘ TIẾP THU NGÔN NGỮ TỰ NHIÊN MÀ KHÔNG CẦN CỐ GẮNG QUÁ NHIỀU. Đúng vậy, nó chính là “nghe ngâm não”, thói quen cực tốt để tăng trình độ nghe. Thực sự thì mình đã thực hiện nó suốt khi học tiếng Nhật, vì nó rất đơn giản, nhưng lại đem tới cho mình khả năng nghe tương đối tốt về sau này. Chính nhờ nó mà khi bước chân tới Nhật để học tập, mình khá tự tin về khả năng nghe và bắt kịp khá nhanh với cuộc sống tại Nhật. Thú thật thì thời gian đầu cũng bị sốc văn hóa và sốc ngôn ngữ nhẹ, nhưng mình cũng sớm quen và thuận lợi hơn khi giao tiếp thường ngày với họ. Việc nghe tốt thực sự quan trọng và có ý nghĩa với mình. Một phần nhờ đó mà mình có thể chủ động, tự xin được việc làm thêm tại những nơi cần sử dụng nhiều tiếng Nhật (nhà hàng, quán ăn,...) ngay khi mới sang, mà không cần cố gắng tìm một nơi làm toàn người Việt như nhiều bạn bè. (ở đây mình hoàn toàn không có bất kỳ ý phân biệt Việt, Nhật nhé, chỉ là nếu ở môi trường cần giao tiếp tiếng Nhật thường xuyên, thì sẽ ép mình phải tiến bộ nhanh và nhiều hơn thôi) Nghe tốt sẽ rất hữu ích khi làm việc, học tập. Và hẳn rồi, cả thi cử nữa. Đó là lợi ích của cả quá trình mình chuẩn bị bằng cách luyện tập kỹ năng nghe mỗi ngày. Thực hiện thói quen “nghe ngâm não” rất đơn giản: "Nghe bất cứ khi nào rảnh tai, để ngôn ngữ ngấm dần vào bộ não" Nghe cả khi nấu ăn, tập thể dục, trước khi ngủ mình cũng đều mở tiếng Nhật nghe. Nghe từ video dạy tiếng Nhật của người Nhật, rồi xem phim, nghe nhạc Rap (thề chứ style Rap của Nhật khó nhai thật, nghe ko kịp nổi luôn). Sau này khi level cao hơn 1 chút thì mình nghe của một vài diễn giả thuyết trình truyền cảm hứng. Như vậy vừa có động lực, vừa tăng khả năng nghe. Mình nghe suốt như vậy từ lúc mới học, cho đến khi sang Nhật. Mình “nghiện” nghe tới nỗi hồi mới sang, chị mình cho cái máy radio, cứ trước khi ngủ là mình đeo tai nghe, dò sóng rồi nằm vừa nghe vừa ngủ lúc nào không hay. Nếu không nghe là không quen, lại mở ra nghe rồi mới ngủ. Lúc đầu nghe chẳng hiểu gì, chẳng bắt được chữ nào. Dần dần khi thấy mình nghe hiểu được nhiều hơn, không chỉ 1 từ, 1 câu, mà hiểu cả 1 đoạn dài, cả ý nghĩa của video thì thấy rất thích và thấy mình tiến bộ hẳn. Từ đó lại có động lực nghe tiếp. Sau này về VN đi làm công việc cần sử dụng tiếng Nhật nên vẫn nghe. Mặc dù công sức bỏ ra rất ít, chỉ cần rảnh là bật để đó rồi cứ nghe thôi. Nghe mà không cần cố hiểu, không cần cố phân tích, chỉ cần nghe miết cho quen tai. Vậy mà có ích không ngờ. Hiện tại mình đang học tiếng Anh và chắc chắn cũng đang áp dụng phương pháp này mỗi ngày. Nghe từ thấp lên cao, từ chậm sang nhanh, không cần quá vội vàng hay áp lực. Cứ thử đi và chờ đó, rồi một ngày bạn sẽ nhận thấy bản thân nghe vượt trội hẳn. Bắt đầu ngay sau khi đọc xong bài này nhé. Đừng để sau này gặp người bản địa mà không hiểu được câu nào của họ, quê lắm! THÓI QUEN 4, TĂNG KHẢ NĂNG GIAO TIẾP. Chắc bạn đã nghe tới phương pháp Shadowing rồi nhỉ? Nếu chưa thì mình sẽ cụ thể lại một chút. Về cơ bản nó là việc bạn nghe/ xem video của người bản ngữ và nhắc lại y hệt họ, bắt chước cả về phát âm, tông giọng, khẩu hình, biểu cảm luôn càng tốt. Phương pháp này giúp bạn phát âm và nói tốt hơn, được thực hành ngôn ngữ thường xuyên. Hành động của bạn sẽ được ghi nhớ bằng cơ thể, dần in sâu vào tiềm thức của não bộ, kết quả là nó sẽ dần biến thành phản xạ tự nhiên của bạn khi bạn giao tiếp. Dấu hiệu mà mình nhận ra mình đã nâng trình khi giao tiếp tiếng Nhật, đó là khi mình thấy bản thân hình thành được “khả năng phản xạ” với nó. Nó là kiểu khi người khác vừa nói, là mình có thể hiểu ngay phản hồi lại họ ngay lập tức mà không cần phải suy nghĩ nhiều. Nhiều khi mình còn thấy miệng mình bật ra câu trả lời một cách vô thức như là bản năng Tất nhiên, hình thành được khả năng phản xạ ở trình độ cơ bản, đời thường cũng đã rất ổn rồi. Ở những level cao hơn, sâu hơn, chuyên môn hơn thì việc mất thời gian suy nghĩ câu trả lời là không thể tránh khỏi. Tiếng Việt còn phải nghĩ nữa là ngoại ngữ, đúng không? Nhưng là nghĩ về thông điệp, về ý muốn truyền tải, chứ không còn là về việc dùng ngữ pháp nào, từ vựng ra sao nữa. Khi đạt tới trình độ này, thường thì bạn cũng học tới trung hoặc cao cấp của ngôn ngữ đó rồi. Thú vị lắm, cố lên! Nó là kết quả của cả quá trình học tập và liên tục phát triển các kỹ năng của mình, một trong đó không thể hiếu là luyện shadowing để giao tiếp đỉnh hơn. Để thực hành thói quen này hiệu quả, thì nên dành mỗi ngày 30p tới 1 tiếng để tập trung Shadowing. NHƯNG! Mình có một tip cực hữu ích, có thể nói là một tên trúng 2, 3 đích, mình đã dùng suốt ngày để tạo môi trường thực hành tiếng Nhật thường xuyên. Đó là tìm nguồn để có thể: “Học trực tiếp từ video dạy của giáo viên bản địa” >>> Vừa học kiến thức, vừa Shadowing theo. (tip này mình mới biết có tiếng Nhật và tiếng Anh, các ngôn ngữ khác m.n chịu khó chủ động tìm tương tự nhé) Ngày trước mình toàn học như vậy song song với học trên lớp. Sơ cấp thì mở video dạy sơ cấp ra học, vừa học vừa shadowing theo lời giáo viên. Trong video họ dạy ngữ pháp, hoặc từ vựng, có từ nào mới mình tra nghĩa để học luôn. Vì vậy, cùng lúc mình có thể học ngữ pháp mới, từ mới và luyện tập được shadowing, tăng cả kỹ năng và kiến thức cùng lúc. Lên trung cấp N3, cao cấp N2 thì gần như mình tự học hoàn toàn toàn bằng cách này, kết hợp với học từ sách và luyện đề. Và mình đỗ N2 phần lớn là tự học, chứ không học tại trung tâm (ccác bạn học tiếng Nhật ổn rồi cũng có thể thấy N2 là tự học được). May mắn là thời điểm mình học, trên kênh Youtube Nihongonomori có hết các khóa tiếng Nhật F r e e từ N5 đến N1, nên ở trình độ nào mình cũng có video phù hợp để học. Chỉ cần ban đầu có chút nền tảng sơ cấp là có thể bắt đầu rồi, không cần phải quá cao siêu, hay phải nghe giỏi, nói giỏi mới có thể học được bằng cách này. Vì họ điều chỉnh tốc độ phù hợp trình độ người học nên nghe rất dễ, ngôn từ cũng rất đơn giản, tiện để mình nghe, hiểu và shadowing. Còn bây giờ thì mình đang học tiếng anh hoàn toàn tại EnglishClass101.com cũng trên Youtube, bắt đầu từ những video đơn giản. Nền tảng tiếng anh của mình cũng còn đang khiêm tốn, nhưng mình học được thoải mái từ giáo viên bản địa mà không hề khó khăn, họ dạy nhiều cấp độ từ dễ đến khó. Mọi người nên thử tìm và bắt đầu luôn nhé, đây là cách tự tạo môi trường thực hành rất tốt, nếu bạn không có cơ hội học với giáo viên nước ngoài thường xuyên. Học song song, kết hợp với việc lên lớp hoặc tự học cũng đều có thể mang lại lợi ích và kết quả xứng đáng với công sức. Vậy nhé, 1 tiếng shadwing mỗi ngày, để sau này nói chuyện nhanh như gió! VẤN ĐỀ TÂM LÝ: Mình biết là việc “sợ” giao tiếp là vấn đề của khá nhiều người. Nguyên nhân 1 là từ kiến thức chưa đủ nên sợ, 2 là về tâm lý e dè, ngại không làm tốt nên cũng sợ. Các bí quyết của mình sẽ tập trung giúp bạn nâng cao phần kiến thức, kỹ năng, chứ không trực tiếp khắc phục được vấn đề tâm lý của mỗi người. Tuy nhiên có nền tảng tốt thì cũng phần nào giúp bạn tự tin hơn vào khả năng của mình, để “dám” nói hơn. Còn về phần tâm lý, mình không phải chuyên gia nên cũng không biết cách khắc phục cho bạn. Nhưng bạn có thể tham khảo cách của mình: Trước kia, mỗi khi gặp người Nhật và muốn tới làm quen với họ để thực hành, mình đều giữ tâm lý “kệ m* nó, cứ nói đi, sai thì sửa, nếu không sai, không được sửa thì làm sao biết nói cho đúng”. Vậy nên mình rất bạo dạn trong việc “bắt Nhật” (giống như nhiều bạn hay “bắt Tây” để luyện tiếng Anh đấy). Thế thôi! Nhưng lưu ý là văn hóa người Nhật họ cũng rất ngại bị làm phiền, nên nếu muốn "bắt Nhật" thì cũng nên giữ lịch sự nhé, nếu họ tỏ ra không thích thì thôi. Trường hợp của mình thì đa số họ đều rất vui vẻ trò chuyện lại. Bây giờ là bí quyết cuối cùng, dành riêng cho team học tiếng Nhật muốn học tốt Kanji (chữ Hán). Hình như tiếng Trung cũng có thể tham khảo, còn tiếng Anh thì có cái khác rất thú vị ở dưới. CÁCH HỌC KANJI HIỂU SÂU, HIỂU LÂU, GIÚP MÌNH HỌC KANJI NHƯ ĐI CHƠI. Cho đến tận lúc học N2, mình vẫn học Kanji theo các cách thông thường: viết đi viết lại, học bộ thủ,... cố gắng để làm sao nhớ được cả ngàn chữ Kanji càng lâu càng tốt. Dân tiếng Nhật học rồi chắc cũng biết, cái việc này khó và khoai vô cùng. Vì chữ Kanji có rất nhiều nét, học đến N2 là phải nhớ hơn 1000 chữ Kanji rồi, lại còn nhiều chữ giống nhau, dễ bị nhầm. Nhớ để đọc thì còn tạm, nhớ để mà viết lại thì càng khó. Có một sự thực là đến cả người Nhật cũng có nhiều người không thích và không giỏi đọc, viết Kanji, nói chi người nước ngoài Nên mình cứ băn khoăn mãi, không biết người xưa họ “bịa” đâu ra cả đống cái nét loằng ngoằng này nhỉ? Hay chắc chắc là những chữ Kanji này phải có “cơ sở hình thành” kiểu gì đó, thì mới biểu thị được ý nghĩa của chữ như mình đang học chứ nhỉ? Nếu mà hiểu được cái “cơ sở” này, hiểu được cách mỗi chữ Kanji được tạo nên, thì mình sẽ hiểu được bản chất chữ đó đúng không? Mà riêng đã hiểu được bản chất thì đảm bảo là nó hay lắm, nhớ kỹ và nhớ sâu lắm, không như ghi nhớ mặt chữ một cách vô hồn. Vấn đề là tìm được cái “cơ sở” đó kiểu gì? Mà may thật, vậy mà lại tình cờ tìm được, mà tìm xong thì đúng là được khai sáng Kanji thật sự. Đúng như kỳ vọng, việc hiểu được “cơ sở hình thành”, hiểu bản chất tạo nên chữ Kanji làm mình học nó nhẹ như lông hồng đúng nghĩa luôn. Mình không cần cố nhớ các nét chữ khô khan như trước kia, mà sẽ hiểu mỗi chữ được hình thành nên từ cách nào? Nó thuộc loại chữ gì? Tại sao lại được biểu thị bằng những nét này? Có câu chuyện nào thú vị để người xưa hình thành lên nó không? Tại sao lại là những bộ thủ này đi cùng nhau, vai trò mỗi bộ thủ là gì? Khi hiểu được tường tận về mỗi chữ như vậy, thì gần như là mình đã “nuốt trọn” chữ Kanji đó vào trong đầu. Miễn quên! Tạm biệt việc chép đi chép lại mỗi chữ cả nghìn lần nhé! Nếu bạn đang học tiếng Nhật, thì hãy search ngay cách học Kanji bằng Lục Thư trên Youtube để có thể học Kanji bằng cách hiểu sâu như vậy. Biết tới Lục Thư mình mới ngỡ, hóa ra xưa nay người ta tưởng rằng “chữ Trung, chữ Nhật là chữ tượng hình” , là một cái tưởng sai lầm. Vì họ chưa học nên biết gì cả! Thực ra nó có 6 loại, tượng hình chỉ là 1 trong số đó, ngoài ra chữ còn tượng thanh, hội ý, chỉ sự, chuyển chú, giả tá. Mỗi loại lại có bản chất, cách hình thành nên chữ khác nhau. Tuy nhiên về cụ thể hơn bạn nên tự mày mò, tìm hiểu mới rõ được, ở đây mình chỉ nói hướng cho bạn tự vọc thôi, vì quá dài rồi. Nhưng mình sẽ chỉ cho bạn 1 công cụ thường dùng để tra xem chữ Kanji thuộc loại nào, cộng với việc biết thêm bộ thủ của chữ thì từ đó dễ phân tích hơn. Phân tích xong là hiểu chữ đó ngay, muốn đọc muốn viết lại đều nhớ ngay được. Bạn tra “Từ điển Hán Nôm” là sẽ ra trang web này (hvdic.thivien.net). Mình dùng từ điển này để tra thường xuyên để phân biệt loại chữ Kanji, rất có ích. Ngoài ra bạn có thể xem các bài phân tích chữ Kanji tại page Chiết tự chữ Hán. Hiểu được bản chất, cơ sở hình thành, ý nghĩa và câu chuyện bên trong thì sẽ thấy Kanji rất thú vị, không hề khô khan như mình đã tưởng. (Lưu ý: việc phân tích được “cơ sở hình thành” của chữ Kanji sẽ là hoạt động kết hợp, ngoài tra từ điển ra còn cần tìm để biết bộ thủ tạo nên chữ, âm và nghĩa của bộ thủ đó,...và bạn cần kết hợp lại để tư duy ra. Việc này không hề khó, mất trung bình 5 tới 7 phút mỗi chữ thôi, xong là nhớ mãi. Nhưng không phải chữ Kanji nào bạn cũng đủ dữ liệu phân tích, vì phải chấp nhận là có những chữ không thể tìm được dữ liệu từ quá lâu về trước. Theo mình thấy thì số này chỉ chiếm 20% thôi, còn lại thì vẫn khá đầy đủ) GIỜ THÌ TỚI LƯỢT TIẾNG ANH: “PHƯƠNG PHÁP HỌC CỦA NHỮNG THẦN HỌC” Cái tiêu đề này nghe kêu thật, nhưng không phải mình tự đặt, mà là tiêu đề gốc của một video chia sẻ về phương pháp học tiếng anh siêu đỉnh (với mình). Thực sự rất rất recommend các bạn học tiếng anh nên coi thử. Nó rất ngắn, chỉ vài phút, nhưng đã thay đổi góc nhìn của mình đối với tiếng Anh, khiến việc học nó cũng trở nên thú vị hơn. Có điều là hơi khó để mình có thể tự diễn đạt phương pháp đó ở đây. Nếu cho mình thử gọi tên thì chắc là “sự gắn kết ý nghĩa của từ vựng tiếng Anh”. Mình cá là nhiều bạn học tiếng Anh lâu rồi nhưng chưa chắc đã biết, đã nghe qua, hay thậm chí áp dụng phương pháp này. Vậy thì xem ngay đi để thấy tiếng Anh cũng có sự gắn kết ý nghĩa cực hay. Xem xong học sẽ thấy thú vị hơn so với việc phải nhồi nhét mà không hiểu bản chất từ vựng. L.i.n.k mình cũng để dưới cmt ––––––––––––––––––––––––––––––––––– Vậy là mình đã c h i a s ẻ xong nội dung về cách học ngoại ngữ nhanh và hiệu quả. Nhưng sẽ còn nhiều hơn thế tại Page Một người trẻ đang nỗ lực, nơi mình tự sự về trải nghiệm, chiêm nghiệm sống có thể hữu ích cho mọi người. Chủ yếu là về MKT, kinh doanh, học tập, phát triển bản thân,...! Mình cũng đang xây dựng và sẽ up nhiều nội dung thú vị tại: Ins: ur_best_version Tiktok: ur_best_version