CÁC BÀI THUỐC TỪ CÂY BA KÍCH Rất nhiều người ca ngợi về tác dụng kỳ diệu của cây ba kích như khử phong thấp, tráng dương cường gân cốt, bổ thận, đối với người già ăn ngủ kém, thường xuyên mệt mỏi, cơ thể suy nhược ba kích giúp tăng cường sinh lực; đặc biệt tác dụng điều trị yếu sinh lý của nam giới, bệnh di tinh, gân cốt mềm yếu, mỏi đau lưng gối khiến giá thành loại cây này càng ngày càng cao. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẽ cho các bạn về các bài thuốc từ cây ba kích Dưới đây là tóm tắt bài viết, để bạn đọc có thể biết đến phần quan trọng của cây thuốc mà bạn muốn tìm hiểu . Củ ba kích là gì? Cây ba kích người ta thường gọi với tên khác như dây ruột gà, ba kích thiên, tên khoa học là Morinda officinalis stow, thuộc họ nhà Cà phê (Rubiaceae). Là loại cây dây leo thân quấn, rễ phình to thắt lại từng khúc, thân mảnh, lông mịn. Lá thuôn nhọn hình bầu dục hoặc hình mác, mọc đối, phiến lá cứng, có hình bầu dục thuôn nhọn, cuống ngắn, có nhiều lông tập trung ở gân, mép, khi về già lông ít đi, lúc non có màu xanh, khi già chuyển sang màu trắng mốc và khi khô có màu nâu tím. Hoa nhỏ, tập trung thành tán ở đầu cành, khi mới nở có màu trắng, dần dần ngả vàng, trang hoa liền với phía dưới thành ống ngắn. Quả hình cầu, lúc chính màu đỏ, có cuống riêng rẽ. Phân bố và thu hoạch Ba kích có nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, Hòa Bình, Quảng Ninh, Hà Giang, Phú Thọ. Mọc hoang ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng rừng thứ sinh, xen lẫn cây bụi và dây leo chi chít hoặc bên bờ nương rẫy. Mùa hoa nở từ tháng 5 – 6, mùa quả từ tháng 7 – 10, cây độ 3 tuổi là có thể thu hoạch rễ và củ làm dược liệu. Rễ mang phơi khô đường kính 5mm, cắt khúc dài 5cm, bên ngoài có vân, màu hồng nhạt hoặc nâu nhạt, bên trong thì có màu tím hoặc hồng. Về thành phần hóa học Bao gồm: antraglycozid, anthraquinon, nhựa, acid hữu cơ tinh dầu, đường…; rễ cây tươi có vitamin C, rễ khô không có. Các loại ba kích và cách phân biệt Ở Việt Nam có 2 loại ba kích là: ba kích tím và ba kích trắng. Vỏ củ ba kích tím có màu vàng sậm, phần thịt có sắc tím, trong khi ba kích trắng màu vàng nhạt, phần thịt màu trắng trong. Đặc biệt khi ngâm rượu thì ba kích tím làm rượu chuyển sang màu tím còn ba kích trắng thì không. Ba kích tím có nhiều tác dụng tốt hơn và khi ngâm rượu cũng ngon hơn nên được sử dụng phổ biến hơn và có giá cao hơn ba kích trắng. Tác dụng của củ ba kích tím trong điều trị bệnh Tác dụng của củ ba kích tím được biết đến nhiều công dụng khác nhau, được dân gian và các bác Sỹ Đông Y phát hiện ra rất nhiều. Sau đây chúng ta sẽ kể ra một vài tác dụng của củ ba kích tím phổ biến: Giống củ sâm cau rừng, ba kích tím có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý nam giới. Sử dụng củ ba kích tím có khả năng điều trị bệnh huyết áp cao. Ba kích tím ngâm rượu giúp lưu thông huyết áp, ổn đình đường huyết tốt cho người mắc bệnh huyết áp cao. Người già và chung tuổi sử dụng của ba kích tím giúp trị bệnh mỏi gối, đánh bay triệu chứng phong thấp đau nhức, tay chân bị lạnh. Phụ nữ bị tử cung lạnh, đau bụng dưới sử dụng củ ba kích tím sẽ cải thiện tình hình. Củ ba kích tím giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, trị chứng lạnh cảm. Điều trị thận hư, dương suy là một trong những đặc điểm chung của ba kích tím và củ sâm cau rừng. Cách chế biến rễ Ba Kích. Ba kích đào về rửa sạch cho vào hấp chín sau đó rút lõi,rút lõi xong là dùng được nhưng đa phần là phơi khô mới sử dụng. Khi Ba Kích hấp chín thì dễ rút ruột hơn là còn tươi, ba kích phải rút lõi sử dụng mới được an toàn vì lõi rễ cây ba kích có một lượng độc nhất định. Sâm ba kích chủ yếu sử dụng vào thang thuốc và sử dụng ba kích để ngâm rượu Cách sử dụng Ba Kích Có nhiều cách để sử dụng rễ ba kích nhưng ngâm rượu được xem là tối ưu nhất để phát huy hết tác dụng.Đây là cách mà nhân gian áp dụng từ xư tới nay.Rượu ba kích được xem là một trong những biệt dược có tác dụng mạnh mẽ để hoạt động mà không mệt mỏi( thời xưa được các vua chúa và quan lại ưa dùng) Cách ngâm rượu ba kích Có thể ngâm độc vị ba kích hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác. Ngâm độc vị ba kích Cách chế biến: Ba kích sau khi được rửa sạch, phơi ráo nước sẽ được tách bỏ phần lõi, phần thị ba kích được giữ lại sử dụng. Cách ngâm : Với 1Kg ba kích tươi sau khi tách bỏ lõi có thể ngâm từ 2 – 4 lít rượu trắng ( Chú ý: Nên chọn loại rượu ngon để ngâm, không nên ngâm quá nhiều rượu, như vậy mùi vị rượu ba kích sẽ không được đậm đà) Sử dụng: Sau khi ngâm được 15 ngày là có thể sử dụng được Ngâm kết hợp với các loại dược liệu khác Cách 1: Ba kích 1kg Nấm ngọc cẩu 1kg Nhục thung dung 0,5kg Dâm dương hoắc 0,3kg Rượu trắng 5-7lit.Ngâm trong 15 ngày là dùng được.Ngâm càng lâu càng ngon. Cách 2: Ba kích 1 kg Bạch tật lê 1kg Dâm dương hoắc 0,5kg Đỗ trọng, đương qui, sa sâm, cam thảo, táo tàu: Mỗi loại 100g Rượu Trắng: 5-7lit.Ngâm trong 15 ngày là dùng được.Ngâm càng lâu càng ngon. Cách dùng rượu ba kích: Ngày sử dụng 2-3 lần sau bữa ăn.Mỗi lần dùng 1-2 ly nhỏ rất tôt cho sức khỏe. Nên dùng đều đặn hàng ngày để có kết quả tốt. Đối tượng không nên sử dụng Người âm hư hỏa vượng, người bị táo bón không nên dùng Lưu ý: tác dụng của thuốc còn tùy thuộc vào thể trạng của từng người. Mua củ ba kích ở đâu? Hiện thảo dược Đức Thịnh có bán các loại thuốc đông y được thu hái có nguồn gốc rõ ràng, uy tín chất lượng, trong đó có củ ba kích. Củ ba kích được bán với gía 450.000đ/ký , bạn muốn đặt hàng nhanh có thể gọi vào hotline 0937.301.801 để được nhân viên tư vấn trực tiếp hoặc vào trang web thaoduocducthinh.com để tìm hiểu thêm về các loại thảo dược khác.