CEO: Xin chào các Shark, tôi đến kêu gọi 8 triệu USD (hơn 180 tỷ) cho 20% cổ phần của công ty bún. Shark X tính vội: Vậy giá trị của công ty chị sẽ là khoảng 1000 tỷ (180/20*100=900). Tại sao chị nghĩ công ty mình có giá trị lớn đến như vậy? CEO: Đó là giá trị vô hình. Cách đây 3 năm đã có một nhà đầu tư Thái Lan định giá công ty là 100 tỷ. Tôi là người đầu tiên công nghiệp hoá ngành bún. Tất cả máy móc do tôi tự thiết kế. Tôi đã đăng ký sở hữu trí tuệ về organic. Shark X cười: Chị nói chắc về giá trị thương hiệu. Giá trị vô hình của công ty (thương hiệu) có thể gấp 4 lần giá trị hữu hình theo cách tính chi phí để xây dựng thương hiệu. Như vậy ít nhất giá trị hữu hình (nhà xưởng, đất đai,…) của chị phải cỡ 200 tỷ (1000/5=200). Công ty của chị có tài sản cỡ 200 tỷ không khi chị nói mặt bằng sản xuất của chị chỉ 350m2? Công ty chị được định giá 100 tỷ và sau 3 năm chị định giá nó 1000 tỷ. Vậy tốc độ phát triển hàng năm là trên 300% (100->300->900). Đây là tốc độ phát triển có thể đạt được của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng trong ngành sản xuất, đặc biệt với công ty đã có giá trị hàng trăm, hàng ngàn tỷ thì tốc độ phát triển này là tự sát vì bộ máy phát triển quá nhanh, cồng kềnh, không quản lý nổi, dễ tạo ra rất nhiều hệ luỵ. Nếu tôi có khả năng giúp cho những công ty lớn như Apple, Microsoft phát triển bền vững khoảng 10%/năm thì tôi đã có thể trở thành CEO huyền thoại rồi. Hơn nữa, giá trị của thương hiệu có thể tính dựa trên 3 yếu tố: -Giúp bán được nhiều hàng hơn -Giúp bán giá cao hơn -Giúp tạo ra lợi nhuận lớn hơn Tuy nhiên, thương hiệu của chị chẳng thoả mãn được bất kì yếu tố nào trong 3 yếu tố này. Khách hàng chưa sẵn sàng trả giá cao hay quyết định mua chỉ vì cái tên công ty chị. Giả sử, việc kinh doanh của chị phát triển, tạo thêm nhiều lợi nhuận thì những gã khổng lồ sẽ nhảy vào thị trường và chị không hề có rào cản thị trường để ngăn họ lại. Công nghệ sản xuất bún rất phổ thông và không độc quyền. Sản phẩm của chị rất dễ bị sao chép, và chị không thể dùng bằng sáng chế hay đăng ký sở hữu trí tuệ của mình để cản đối thủ lại trong trường hợp này. Trong một thị trường không độc quyền thì công ty không thể phát triển như những gì chị nói đâu. CEO: Nhưng thị trường là rất lớn. 10 triệu người Sài Gòn, mỗi ngày ăn chỉ 1 lạng bún, thì một ngày sẽ là 1000 tấn. Nguyễn Bính sẽ chiếm 50% thị trường. Shark X: Ai chà, chị lại dính hiệu ứng Trung Quốc rồi. Giả định mỗi người Trung Quốc chỉ mua 1$ hàng của chị thôi thì chị thành tỷ phú thế giới rồi. Nhưng ở đời mấy ai làm được điều đó. Khách hàng có nhu cầu về sản phẩm của chị trong lúc đó không? Khách hàng có mua của đối thủ cạnh tranh không? Chị có thể đưa hàng tới bất kì ai khi họ có nhu cầu không? Tôi không tin chuỗi cung ứng của chị tốt đến thế. Cách duy nhất để chị phát triển thần tốc như mong muốn đó là mở rộng với tốc độ cực nhanh. Tấn công thị trường mà không cần phòng thủ. Chị dùng độ phủ thị trường đè bẹp đối phương với chuỗi cung ứng, phân phối là lợi thế cạnh tranh. Thế nhưng, chiến lược này rất khó và nhiều rủi ro, nhất là nếu được thực hiện bởi một CEO tay ngang như chị. Nói chị đừng buồn. Chị có nhiệt huyết, giỏi kĩ thuật nhưng vị trí giám đốc kĩ thuật là phù hợp với chị. Chị cần một CEO chuyên nghiệp giúp chị điều hành công ty thì mới phát triển nhanh và mạnh như chị mơ ước được. Tính chị quá nóng, muốn kiểm soát nên việc tôi cử một CEO khác giúp chị điều hành công ty chắc là bất khả thi. Vì tất cả lý do trên, tôi từ chối đầu tư! P/s: Các bạn có thể chia sẻ lại từ FB cá nhân của mình. Ảnh minh họa - Google -------------------------- Vũ Minh Trường - NCS Tiến sĩ Lãnh Đạo Chiến Lược, ĐH James Madison Series bài viết “Cá mập thứ 6” là chuỗi bài viết phân tích từng case cụ thể trong Shark Tank, dưới góc nhìn của Shark, để khán giả hiểu rõ những phân tích đầu tư, lý do quyết định của các Shark. Từ những phân tích kinh doanh, mỗi CEO, doanh nghiệp sẽ rút ra được bài học riêng cho bản thân.
Đó là giá trị vô hình. Cách đây 3 năm đã có một nhà đầu tư Thái Lan định giá công ty là 100 tỷ. P/s: k biết nó là bao nhiêu )