BÓNG ĐÁ và ĐỘI NHÓM TRONG KHỞI NGHIỆP

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Khởi Nghiệp, 21/7/17.

  1. Tôi là một thằng yêu bóng đá. Tuy nhiên tôi lại là một thằng đá bóng không giỏi. Chỉ dừng lại ở mức biết đá. Bây giờ với cái bụng phệ thì thật sự khả năng di chuyển của tôi còn giảm xuống nhiều. Nếu không nói là tạ của đồng đội.


    Bóng đá đã và đang mang lại cho cuộc sống của tôi khiến cho tôi học hỏi được nhiều điều. Tôi biết được thế nào là sự bất công và sự nghiệt ngã của số phận, tôi biết thế nào là năng lực phi thường, là nghị lực chiến đấu của con người, tôi biết thế nào là ý chí, là quyết tâm và giá trị hơn cả là ở tinh thần quả cảm, ở cái gọi là tinh thần không bao giờ bỏ cuộc.


    Tôi thích xem hỉnh ảnh về các đội bóng ăn mừng cho chức vô địch. Bất kỳ đội bóng nào. Nó là một niềm vui khôn tả. Một sự sung sướng vô bờ. Họ nhận được thành quả sau cả một chặng đường dài nỗ lực, vượt qua nhiều đối thủ, nhiều khó khăn và thử thách. Họ luôn xứng đáng.


    Nói về khởi nghiệp, tôi thấy giữa bóng đá và khởi nghiệp có những nét tương đồng cực kỳ lớn. Hay đúng hơn, bắt đầu một mùa giải cũng như cách bạn khởi đầu một dự án khổi nghiệp vậy.


    Trong một đội bóng, ai là người quan trong nhất? Liệu đó có phải là một cầu thủ xuất sắc nhất, đắt giá nhất? Hay là một người có kinh nghiệm nhất? Tất cả họ đều quan trọng nhưng không quan trọng nhất.


    Đáp án ở đây là vị Huấn luyện viên. Đã nhiều lúc tôi thường thắc mắc. Những đội bóng toàn siêu sao như Real Madrid, Barca, Chelsea, Bayern Munich hay Manchester United thì cần mẹ gì huấn luyện viên. Cứ cho mỗi vị trí một thằng giỏi nhất hoặc thằng giỏi nhì (nếu thằng giỏi nhất có vấn đề gì đó) vào là chiến thôi thuê huấn luyện viên làm mẹ gì cho tốn nhiều tiền?


    Thực chất vai trò của huấn luyện viên ở đây cũng giống như một người lãnh đạo trong một đội nhóm khởi nghiệp. Có thể họ không có nhiều sức khỏe. Có thể họ không giỏi về đá bóng, có thể họ đã già yếu. Nhưng họ là những người có tầm nhìn cực kỳ tốt. Trước mỗi mùa giải, những vị huấn luyện viên luôn đưa ra mục tiêu dựa trên nguồn lực sẵn có của đội bóng.


    Đội bóng nhiều ngôi sao thì đặt mục tiêu vô địch, đội hạng trung thì đặt mục tiêu vị trí giữa bảng xếp hạng, còn những đội yếu, mục tiêu của họ không gì khác ngoài trụ hạng. Khởi nghiệp cũng vậy. Khi bắt tay vào làm một dự án mà bạn không biết rõ mục tiêu, không biết rõ sản phẩm của mình sẽ như thế nào, phát triển ra sao.… thì nên dẹp. Ba năm nữa, sản phẩm của bạn có mức doanh thu như thế nào, năm năm nữa doanh nghiệp của bạn ra sao?


    Hãy đặt mục tiêu và phấn đấu để đạt mục tiêu đó, hay thậm chí gặt hái kết quả tốt hơn mục tiêu đề ra. Hãy đặt mục tiêu phù hợp với nguồn lực của đội nhóm. Với một đội top dưới thì đừng đặt mục tiêu vô địch. Nhưng luôn phải nỗ lực hết mình để đại được kết quả cao nhất cho dù đã đạt hay chưa đạt mục tiêu.


    Tôi đã chứng kiến một đội bóng mới lên hạng và vô địch luôn trong mùa giải đấy. Họ chiến đấu quả cảm. Họ nỗ lực hết mình. Không phải vì mục tiêu mà vì kết quả cao nhất. Mục tiêu chỉ là cột mốc để mình hướng tới. Khi đến cột mốc đó rồi, hãy tiếp tục như chưa có gì xảy ra, đừng tự mãn, nằm nghỉ ngơi, thư giãn. Sự tự mãn chính là liều thuốc giết chết mọi nỗ lực.


    Huấn luyện viên, nhà lãnh đạo họ là những người truyền động lực. Họ luôn có những cách đặc biệt để khiến học trò mình phát huy 100% công lực, thậm chí là 300%. Trong khởi nghiệp cũng vậy. Người đứng đầu không thể tạo động lực, kích thích năng lượng của đội nhóm mình thì đó là một lãnh đạo chưa giỏi. Khởi nghiệp mà không sống chết với nó, không làm hết năng lực vì nó, không ăn ngủ cùng nó thì khó mà thành công được. Sau mỗi thất bại, không ai khác, người lãnh đạo giỏi sẽ luôn là người vực dậy tinh thần chiến đấu cho tất cả các anh em trong đội.


    Huấn luyện viên giỏi, là một người luôn nhìn thấy được điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên trong đội và đặt họ đúng vị trí sở trường để họ phát huy được tốt nhất khả năng của mình. Tại sao lại cho cầu thủ này đá trận này, tại sao lại cho cầu thủ kia đá ở vị trí kia. Tại sao trận này cho cầu thủ này ra sân, trận kia là câu thủ khác. Đôi lúc, họ không phải là người giỏi nhất ở thời điểm đó. Tất cả những huấn luyện viên giỏi, họ luôn trả lời được những câu hỏi đó.


    Tùy vào mỗi thời điểm mà có những quyết định, điều chỉnh phù hợp nhất sao cho có lợi nhất và giúp cả đội đạt được mục tiêu cao nhất.


    Họ không phải đá, họ không tốn thể lực, nhưng não họ lúc nào cũng phải căng, không lúc nào ngừng suy nghĩ và toan tính. Họ luôn bị một áp lực vô hình, một nỗi sợ hãi khủng khiếp đè nén. Họ luôn là những người phải có thần-kinh-thép.


    Tôi đã từng xem hình ảnh, một vị huấn luyện viên đã bẩy mươi tuổi, mái tóc bạc trắng xem học trò mình thi đấu trên khán đài trong tình trạng đội nhà đang bị dẫn trước 3-1. Đôi tay nhăn nheo của ông run lên bần bật, liên tục. Đủ để cảm nhận được cảm giác của ông lúc đó như thế nào. Đó là hỉnh ảnh cảm động nhất mà tôi từng xem.


    Một người lãnh đạo tốt, khi có những thành tích, chiến công họ sẽ bảo rằng đó là nỗ lực của cả đội. Khi có những thất bại,chỉ trích thì chỉ họ, duy nhất họ đứng ra chịu trách nhiệm và nhận lỗi.
    _____________________________

    Đội bóng cũng như đội nhóm khởi nghiệp. Nó luôn được hình thành theo nguyên tắc mảnh ghép. Mỗi thành viên đảm nhiệm một vị trí, vai trò. Nhưng thành viên đó phải là người xứng đáng nhất cho vị trí mà họ nắm giữ tại thời điểm đó. Rất ít đội bóng có thể ghi được bàn thắng nếu họ ra sân với đội hình toàn hậu vệ. Cũng rất ít đội bóng ra sân có thể giữ sạch lưới với đội hình toàn tiền đạo.


    Mỗi người, mỗi vị trí đều có chức năng, nhiệm vụ và vai trò riêng và rõ ràng. Tất nhiên tiền đạo vẫn có thể tham gia phòng ngự và thủ môn vẫn có thể tham gia tấn công, trong trường hợp họ đang làm rất tốt vai trò của họ và mong muốn nỗ lực hơn để giúp cả đội có kết quả tốt hơn.


    Nhưng đôi lúc, sự nỗ lực của họ lại bị phản tác dụng và gây ra những hậu quả sai lầm. Tất cả đều ghép nên một đội hình, một bức tranh hoàn hảo. Khởi nghiệp cũng thế. Bạn giỏi làm sản phẩm, hãy tập trung vào nó, hãy tìm cho mình những cộng sự thật giỏi bán hàng, hãy tìm cho mình những cộng sự giỏi truyền thông.Những người đó sẽ giúp chúng ta tạo nên một đội nhóm hoàn hảo.


    Đừng bao giờ bắt thằng làm truyền thông đi bán hàng, cũng như bắt thằng bán hàng đi làm sản phẩm. Nó không những chẳng giúp được gì nhiều mà còn khiến cho đội ngũ trở nên phức tạp và rối rắm. Tốt nhất là thằng nào làm tốt việc thằng đấy, tham gia giúp đỡ nếu được thằng khác yêu cầu và có giám sát cũng như đảm bảo trong quá trình làm việc.


    Người ta thường nói: Ngu dốt cộng với nhiệt tình bằng phá hoại. Nó không sai đâu. Nhiệt tình là tốt, nhưng nhiệt tình quá lại là một thảm họa.


    Trong một độ nhóm, kết quả của bộ phận này, chính là nguyên liệu cho bộ phận kia. Nghe thì có vẻ hơi khó hiểu. Nhưng thực chất cũng đơn giản thôi. Trong một trận đấu, tiền đạo không thể làm tốt nhiệm vụ ghi bàn nếu tiền vệ không phân phối bóng, kiến tạo tốt cho họ. Còn tiền vệ làm gì có thời gian để triển khai bóng và yên tâm chơi bóng một cách sáng tạo nếu hàng hậu vệ không giữ vững hậu phương?


    Nếu ông sản phẩm không làm tốt thì ông bán hàng liệu có tự tin nói?
    Nếu ông truyền thông không làm tốt thì liệu có đủ khách hàng tiềm năng để ông bán hàng chốt đủ số đơn cần thiết?


    Kết quả của cả đội nhóm, luôn phụ thuộc vào một hoặc một nhóm người yếu nhất, theo đúng nguyên tắc thùng gỗ. Thùng gỗ do nhiều tấm gỗ ghép lại nhưng giá trị của nó lại là ở lượng nước trong nó, nhưng quyết định lượng nước trong thùng lại không phải do tấm gỗ dài quyết định mà là do miếng ngắn nhất.


    Thằng sản phẩm tốt, thằng truyền thông giỏi, nhưng thằng bán hàng như cứt thì đội nhóm bạn vẫn không bán được hàng. Thằng sản phẩm tốt, thằng bán hàng giỏi, nhưng thằng truyền thông như cứt thì doanh thu của sản phẩm cũng chỉ bì bõm. Còn thằng sản phẩm mà như cứt thì nên dẹp. Bóng đá cũng thế thôi nếu tiền đạo tồi, trung vệ hay hậu vệ có giỏi đến mức nào đi chăng nữa thì cũng khó có thể giành chiến thắng.


    Mỗi người, mỗi vị trí, mỗi mảnh ghép cần phải luôn trau dồi những kiến thức, kỹ năng để làm tốt nhất nhiệm vụ của mình. Vì nếu bạn kém đồng nghĩa với việc bạn sẽ trở thành tạ của cả đội. Và tất nhiên, sẽ chẳng ai thích kéo một quả tạ cả. Nếu không phát triển, sớm muộn gì bạn cũng bị đá bay ra khỏi đội nhóm.


    Tinh nhần đồng đội. Mỗi người một nhiệm vụ, nhưng chúng ta luôn là một đội. Hãy luôn nhớ điều đó. Bạn có giỏi đến đâu cũng không bao giờ tỏa sáng nếu không có đồng đội. Muốn đi nhanh, hãy đi một mình, nhưng muốn đi xa phải có đồng đội.


    Để một đội nhóm phát triển bền vững chúng ta cần phải có quy tắc và những điều luật riêng. Ai vi phạm đều xử lý đúng như trong bộ quy tắc, không tạo tiền lệ cho thành viên trong nhóm. Ai muốn tham gia phải ký cam kết tuân thủ quy tắc. Vi phạm sẽ loại trù khỏi đội nhóm.


    Tôi sẽ tặng bạn 12 quy tắc để xây dựng đội nhóm bền vững:

    1. Luôn hành động, nỗ lực không ngừng để hoàn thiện bản thân và team phát triển đi lên.
    2. Không đổ lỗi, biện minh, phàn nàn, chỉ trích.
    3. Không bao giờ bỏ rơi đồng đội.
    4. Minh bạch tài chính.
    5.Tự tìm cách giải quyết trước khi nhờ người khác.
    6. Việc công ty là số 1, đội nhóm là số 2, rồi mới đến việc cá nhân.
    7. Mỗi người đều làm việc.
    8. Đừng mong kết quả mới nếu làm theo cách cũ.
    9. Rõ ràng giữa tình cảm và công việc.
    10. Luôn giúp đỡ và sẵn sàng nhận giúp đỡ từ người khác.
    11. Tôn trong sự phát triển của mỗi cá nhân.
    12. Ai vi phạm gì chỉ cần nói đọc lại điều số mấy, không cần phủ định đồng đội.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người