BIỂU HIỆN - Biểu hiện ban đầu của bệnh thường là: o Sốt 37,5oC – 39oC từ 1 – 3 ngày trước khi các vết loét đỏ kèm bọng nước trong miệng xuất hiện. o Đau miệng hoặc đau họng. o Trẻ nhỏ thường dễ quấy khóc, cáu gắt. o Chán ăn, mệt mỏi. o Đây là thời điểm trẻ dễ lây lan virut cho người khác. - Sau đó, các vết loét đỏ xuất hiện cùng với bọng nước ở giữa. Nó có thể xuất hiện trên lưỡi hoặc trong miệng trẻ. - Những tổn thương tương tự cũng xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, hoặc bộ phận sinh dục. - Nôn, buồn nôn, chóng mặt ít khi xảy ra đối với trường hợp bênh tay chân miệng do EV – 71 gây ra. ĐIỀU TRỊ - Không có điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng, tuy nhiên, cha mẹ có thể làm giảm bớt những triệu chứng khó chịu cho trẻ bằng các biện pháp sau: o Đảm bảo cung cấp cho trẻ một lượng dịch cần thiết để tránh mất nước, cho trẻ uống những thức uống lạnh là phù hợp nhất đối với căn bênh này. o Tránh cho trẻ ăn những đồ căn cay, nóng. o Có thể truyền glucose đường tĩnh mạch nếu trẻ mất nước vừa đến nặng, và sự khó chịu trong bệnh tật làm trẻ bỏ ăn, chán ăn, không cung cấp đủ dinh dưỡng nuôi cơ thể. o Trẻ có biểu hiện đau, sốt có thể được điều trị bằng thuốc hạ sốt, giảm đau với liều chuẩn theo độ tuổi và cân nặng của acetaminophen và ibuprofen. Tuyệt đối không cho trẻ dùng aspirin để giảm đau, hạ sốt vì có thể gây nên bệnh cảnh rất nghiêm trọng là hội chứng Reye. o Có thể giảm đau trực tiếp bằng thuốc ngậm, thuốc xịt. o IVIG và milrinone đã cho thấy hiệu quả trong một số báo cáo, nhưng vẫn chưa được đưa vào sử dụng trên lâm sàng.