BẮT ĐẦU XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TỪ ĐÂU?

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Dối Trá, 12/9/17.

  1. Dối Trá

    Dối Trá Member

    Không phải đơn vị doanh nghiệp nào cũng sở hữu “thương hiệu. “Thương hiệu” là một hình thức nâng tầm của hoạt động buôn bán, kinh doanh trên thị trường. Với định nghĩa là “tập hợp các nhận thức của khách hàng về một công ty, sản phẩm, dịch vụ, thậm chí là một cá nhân - “Thương hiệu” tạo nên mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp & khách hàng thông qua các đặc điểm cảm xúc bên cạnh các đặc điểm lý tính của sản phẩm.

    THƯƠNG HIỆU - Đồng thời cũng là sự khao khát của rất nhiều người làm kinh doanh. Muốn có một thương hiệu phát triển, bền vững, muốn có chỗ đứng trong ngành nghề kinh doanh của mình. Muốn khẳng định tầm của một “doanh nhân” chứ không phải một kẻ buôn bán đơn thuần.

    VẬY: BẮT ĐẦU XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TỪ ĐÂU?
    Bài viết này, Dung dành tặng cho những anh/chị/bạn đang chưa hiểu sâu về marketing, branding, chưa có một con đường hay sự định hình rõ ràng về khao khát xây dựng thương hiệu. Nên kiến thức ở mức nền tảng.

    Bước 1: TƯ DUY VỀ THƯƠNG HIỆU, NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ SẢN PHẨM

    Muốn xây dựng thương hiệu, bạn phải có tư duy về thương hiệu. Bạn phải định nghĩa được sơ bộ thương hiệu là gì? Vì sao mình cần xây dựng nó? Nó có ý nghĩa như thế nào? Khi giải đáp được những điều này, bạn sẽ nhận thức được TẦM QUAN TRỌNG của thương hiệu với chính bản thân và sự nghiệp của mình. Việc nhận thức và tư duy sẽ tạo sự bền vững cho quá trình xây dựng sau này, chứ không phải bắt nguồn từ việc “thấy người ta làm nên mình cũng làm theo” mà không hiểu ý nghĩa cốt lõi của nó.

    Thêm vào đó, trước khi xây dựng thương hiệu, điều tất yếu quan trọng cần làm là nghiên cứu để các giá trị lợi ích của sản phẩm, xem sản phẩm tốt chỗ nào, lợi thế cạnh tranh hay các yếu tố vượt trội như thế nào cần được biết đến nhiều hơn. Phong cách cũng như phân khúc sản phẩm nằm ở đâu trên thị trường để có sự định hình rõ ràng và ăn nhập với thương hiệu sẽ xây dựng.

    Bước 2: XÂY DỰNG YẾU TỐ HỮU HÌNH

    Hay nói cách khác là “nặn” ra hình hài cho thương hiệu, cao thấp béo gầy đẹp xấu ra sao. Chúng là yếu tố HỮU HÌNH để khách hàng nhận ra đó chính là thương hiệu này, chứ không phải thương hiệu kia. Tạo nên phản xạ nhận biết thương hiệu nhanh nhất, dễ dàng nhất.

    Thứ đầu tiên quan trọng nhất là LOGO. Trước khi bảo designer làm logo thì phải xác định rõ MÀU SẮC của thương hiệu (nên seach trước ý nghĩa và tác động cảm xúc của màu sắc, cũng như một số ý nghĩa liên quan khác). Nếu kỹ hơn có thể lưu ý thêm một chút về PHONG CÁCH của logo trông sẽ “đơn giản” hay “sang trọng” hay “bay bổng” hay “thật khác biệt”,vv… Để designer đưa ra cho bạn các options phù hợp. Sau khi hoàn thành, Logo sẽ được mặc định về màu sắc - font chữ thương hiệu - biểu tượng (nếu có) - bố cục, và những đặc điểm này chính là BỘ MẶT của thương hiệu.

    Sau khi có Logo sẽ có thể hình thành nên hệ thống bộ nhận diện thương hiệu bao gồm:
    Tem nhãn sản phẩm, bảng hiệu
    Poster, catalogue, standee
    Các ấn phẩm văn phòng, bao bì nhãn mác
    ….

    BƯỚC 3: XÂY DỰNG YẾU TỐ VÔ HÌNH

    Bên cạnh các yếu tố hữu hình, các yếu tố vô hình cũng có tác động to lớn, đặc biệt là trong cảm xúc giữa thương hiệu và khách hàng.

    Ở yếu tố này, 2 điều bạn cần xây dựng đầu tiên là Slogan & Brand storytelling - Câu chuyện thương hiệu. Nếu như Logo là BỘ MẶT của thương hiệu thì slogan có ý nghĩa như TIẾNG NÓI của thương hiệu. Để dễ dàng len lỏi vào tâm trí khách hàng, slogan thường là câu nói đơn giản, ngắn gọn, bắt tai, dễ nhớ, dễ hiểu và hơn hết là: truyền tải thông điệp chính của thương hiệu và kết nối cảm xúc của khách hàng.

    Về câu chuyện thương hiệu, không phải doanh nghiệp nào cũng có (và cần) câu chuyện thương hiệu, nhưng nó là cách hiệu quả để thương hiệu đạt được vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng. Câu chuyện thương hiệu giúp khách hàng hiểu mục tiêu, định hướng và con đường hình thành thương hiệu (hay cách khác là chia sẻ tư duy ở bước 1 thành câu chuyện).

    Tiếp theo là định hình PHONG CÁCH của thương hiệu một cách rõ ràng hơn. Thực tế logo & slogan hay thậm chí câu chuyện thương hiệu đã cơ bản định hình nên “phong cách thương hiệu” rồi, tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, bạn cần làm rõ phong cách bằng các KEYWORDS: ví dụ như thương hiệu của bạn sẽ có phong cách SANG TRỌNG hay TINH TẾ hay TH N THIỆN hay CAO CẤP hay BÌNH D N hay CỔ ĐIỂN hay QUYẾN RŨ hay SÔI ĐỘNG hay CÁ TÍNH hay DỊ BIỆT, vv… Điều này giúp khách hàng hình dung rõ hơn về thương hiệu, tạo cảm hứng, đồng thời cũng là cách thương hiệu chọn lọc đối tượng công chúng mục tiêu.

    BƯỚC 4: THỰC THI NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

    Sau khi đã có hình hài, cảm xúc của thương hiệu, chúng ta cần đưa thương hiệu đến với công chúng, khách hàng hay gọi là truyền thông thương hiệu.

    Để thực thi nhận diện thương hiệu cần:
    Xác định đối tượng khách hàng
    Xác định kênh truyền thông
    Lên kế hoạch lộ trình và thông điệp sẽ truyền thông
    Xây dựng các nội dung truyền thông: bài viết, hình ảnh, TVC
    Thực thi và kiểm soát các hoạt động
    Lưu ý, vì mục đích là thực thi nhận diện thương hiệu nên yếu tố cốt lõi là show ra được các yếu tố “hữu hình” và yếu tố “vô hình” của thương hiệu. Giúp khách hàng GHI NHỚ và CÓ CẢM XÚC với các yếu tố đó.

    Như đã chia sẻ phía trên, đây chỉ là những bước cơ bản để giúp các anh/chị/bạn định hình được những nhiệm vụ cần làm để xây dựng thương hiệu. Còn quá trình xây dựng thương hiệu là một hành trình rất dài.

    Nhưng “hành trình vạn dặm khởi đầu từ những bước đi đầu tiên”
    Chúc mọi người gặt hái được nhiều thành công!

    ---
    Bùi Lê Mỹ Dung
    Founder Xưởng Content
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người