1.Lướt face, ta hay gặp những status thế này "...học MBA xong mà đi bán trà sữa, bán xôi, hay bán hàng online...thì..." Rồi có bạn hỏi (khoan khoái và cay nghiệt): "bán xôi, bán chè cũng được gọi là start-up ah?" 2. Family Mart Sáng nay, trong family mart, vô tình nghe được câu nói của một chị (chắc là người giúp việc nhà) với cô bé bán hàng, chị nói: "nhìn người ta có mấy chục tỷ mà không biết đầu tư, thấy tiếc nghê. Mình mà có, chẳng cần đến 1 tỷ, mấy chục triệu làm vốn thôi, thì cũng làm được đủ thứ chuyện" Phản ứng đầu tiên của mình là cười, ý chừng, người ta giàu mà không biết đầu tư, chắc cô thì biết! Nhưng chỉ 1 giây sau thì mình nhớ đến Mohammad Yunnus, giải Nobel Hoà Bình 2006 với sáng kiến của ông về micro finance- các khoản cho vay nhỏ (không lãi suất, không thế chấp) cho hàng triệu người dân nghèo ở các làng mạc ở Bangladesh, và sau này mở rộng qui mô trên phạm vi toàn thế giới. Các khoản vay này là để giúp người nghèo mở các kinh doanh nhỏ, buôn bán, thủ công... Logic đơn giản (nhưng có vẻ rất khó chấp nhận với nhiều người chúng ta): - Dựa trên niềm tin - Con người sinh ra đã là doanh nhân. Chỉ vì xã hội dán nhãn (label) lên chúng ta, nên chúng ta tin rằng chúng ta không thể là doanh nhân. Kết quả: hàng triệu người nghèo ở Bangladesh được vay vốn tín chấp và tỷ lệ hoàn trả vốn là 99%. Nền kinh tế Bangladesh và chất lượng của cuộc sống người dân cải thiện đáng kể. Đừng coi thường người nghèo, ai cũng có thể start up. 3. Hồi ức khởi nghiệp Viết đến đây tự nhiên nhớ lại chuyện xưa, hơn 25 năm trước. Lúc mình chân ướt chân ráo vào đại học thì thằng bạn thân học xong 12 đã mở doanh nghiệp tư nhân đầu tiên. Năm 1995, mình tốt nghiệp đại học, thì trong nhóm 6 đứa, cũng có 2 đứa bạn không đi làm, mà ban đầu là đi buôn (đứa trong nước, đứa sang Nga), sau cả hai đều mở công ty riêng. Mình thì tuy đi làm, nhưng từ bé (7 tuổi) đã biết nhặt hạt điệp để bán cho người ta kiếm tiền. Sang Thái học MBA thì buôn dàn máy cassette, rồi buôn hoa lan từ Thái về trong dịp tết (lỗ sặc sụa ), học PhD ở Mỹ thì về buôn chứng khoán, buôn đất những năm 2005-06-07. Trở lại chuyện mấy đứa bạn khởi nghiệp của mình, giờ có thằng cực giàu, có thằng trung bình, có thằng là thầy giáo nghèo, nhưng mà có 1 điểm chung là "máu đi buôn" chưa bao giờ nguội cả! Khởi nghiệp chuyện xưa rồi diễm 4. Tìm hiểu thị trường Sài Gòn Lại nhớ, đặc điểm của dân Sài gòn là nhanh nhạy, cứ xông ra đường là sống, cái gì có tiền là làm, là sống, khoẻ re! Thằng em mình, chẳng học hành như anh nó, suốt ngày chạy ngoài đường bán đủ thứ, giờ bán iphone, hiểu khách hàng- phục vụ uy tín, thu nhập còn hơn "professor" là mình Sài gòn vốn là đất khởi nghiệp. Cần quái gì phải đao to búa lớn, chỉ cần để yên cho người ta làm, đừng hè nhau bóp cổ, bóp trym người ta là được, ké ké. 5. Khởi nghiệp Ai cũng có thể khởi nghiệp. Làm gì cũng được, miễn hợp pháp, hợp đạo đức. Nhỏ to, lớn bé, thành hay bại, không quyết định anh hùng. Anh hùng là ở tinh thần dám xông pha trận mạc, dám hy sinh, dám đương đầu thách thức. Khởi đầu nhỏ, đơn giản, có sáng tạo liên tục sẽ có thành công. Nên bán trà sữa cũng là khởi nghiệp. Đừng tưởng phải có 10-20 quán mới là sang. Một mà khác biệt, mà sáng tạo, cũng tốt lắm đó. Đừng ngồi mà phán, mà phân biệt, mà bĩu môi, bĩu mỏ kiểu "hổng phải ai cũng start-up được đâu nha". Xin lỗi nha, người ta start-up, người ta cũng bỏ tiền, bỏ công, bỏ sức, người ta lo lắng, người ta dấn thân, thua keo này bày keo khác, đừng để người ta nhụt chí vì những lời ong bướm. Mệt. Cẩn thận là tốt, nhưng dấn thân quan trọng lắm. Làm, đường sẽ mở lối. Nói hoài chẳng làm thì chắc chắn chẳng thế là start-up. Viết hơi đanh đá tí. Thực ra bản chất hổng có thế. Đừng giận nha. Search Mohammad Yunus mà xem. Chúc cả nhà chủ nhật vui vẻ Link bài viết: Bán trà sữa có là start up?