Bạn là ai và Nhà tuyển dụng nghĩ về bạn như thế nào ❓❓

Thảo luận trong 'Bệnh Viện, Phòng Khám, Công Ty Dược Phẩm' bắt đầu bởi 2018, 3/12/18.

  1. 2018

    2018 Member

    Chắc hẳn sau gần 1 tháng ra trường, mình tin một số bạn đã tìm được cho mình 1 công việc mà các bạn sinh viên vẫn hằng "mơ ước" như làm ở hãng, tại các Công ty lớn,hoặc một vài bạn lại lựa chọn công việc theo "định hướng" mục tiêu tương lai...Một vài người thì đang tung tăng hoặc đang loay hoay khi không biết mình thích cái gì? mình phù hợp với cái gì?

    Chính vì vậy, hôm nay cũng xin mạo muội viết về chủ đề "Xin việc" và rất mong được các anh chị/bạn bè khác vào cùng chia sẻ, em/tớ tin rằng mỗi người sẽ có những kinh nghiệm, những quan điểm và cách nhìn riêng để giúp các bạn sinh viên sẽ có thêm cái nhìn đa chiều hơn, đỡ bỡ ngỡ và sớm định hướng bản thân tốt hơn.

    Có 1 số nội dung mình muốn chia sẻ như:
    1. Xác định nhóm công việc bạn phù hợp với bản thân (hoặc đôi khi là công việc muốn làm)
    2. Lưu ý khi gửi CV
    3. Lưu ý khi đi phỏng vấn
    4. Mức lương
    ---------------------
    1. Xác định nhóm công việc phù hợp với bản thân (hoặc đôi khi là cv muốn làm)

    Có lẽ đây là thứ khiến nhiều bạn mơ hồ và thiếu tự tin khi đi phỏng vấn, bởi trong suy nghĩ có lẽ việc mình có phù hợp với công việc đó không? bạn có thể gắn bó với công việc đó hay không khi bạn chẳng thật sự thích cái gì và cũng chẳng hiểu về nó

    Cảm giác tệ nhất khi thất nghiệp đó là nhìn thấy bạn bè dần dần đã tìm được 1 công việc mà bạn cho là phù hợp với họ trong khi bạn vẫn đang vô định và dù đã đi phỏng vấn nhiều nơi nhưng không may mắn được chọn.

    Vậy, để tự tin, để vượt qua rào cản của chính bản thân thì đầu tiên hãy xác định nhóm công việc phù hợp với bản thân (hoặc đôi khi là cv muốn làm) / Tại sao gọi là nhóm mà không phải là 1 công việc bởi vì đôi khi thật khó xác định cái nào phù hợp nhất đúng không nào?

    Cũng xin bật mí sự thật là ngay cả khi bạn đi làm sau nhiều năm, đôi khi cũng không biết liệu công việc bạn đã từng làm/đang làm có phù hợp hay không, và đôi khi bạn cũng không thật sự thích điều gì cả.... thì khi bạn là 1 người mới ra trường thứ gọi là "phù hơp" ấy chỉ mang tính chất tương đối thôi

    Theo mình, bạn có thể làm theo gợi ý sau để có thêm định hướng tốt hơn trước khi đi phỏng vấn

    Bước 1: Các bạn hãy tìm hiểu các loại hình công việc thông qua các anh chị (ngành dược nhỏ nhưng cũng muôn vàn muôn vẻ lắm), yêu cầu tính cách của công việc ấy, cơ hội thăng tiến của công việc, khó khăn và những thứ khiến họ rời bỏ công việc ấy,...
    Bước 2: Tạo một danh sách những điều bạn giỏi và thích làm

    Việc tạo một danh sách rất cả những điều bạn thích làm và làm tốt giúp bạn khá nhiều trong việc ‘làm sáng tỏ’ những kỹ năng và là thời gian ‘động não’ cần thiết cho một bước tiến mới trong công việc.

    Một câu hỏi khác bạn cần hỏi bản thân, ‘Bạn sẽ chọn nghề nghiệp nào nếu không có bất kỳ cản trở?’ Bạn luôn học thêm kỹ năng để làm những điều mới. Tất cả đều kết lại ở một chuyện rằng bạn có sẵn sàng để biến giấc mơ thành hiện thực hay chưa.

    Bước 3: Nếu bước 2 là vô nghĩa hãy nghĩ rằng bạn ghét điều gì nhất ở những công việc mà bạn biết
    Ví dụ bạn ghét ngày nào cũng ở văn phòng, cắm đầu vào ống nghiệm hay máy móc, thích được bay nhảy... thì có lẽ RD hay sản xuất có lẽ không phải là lựa chọn phù hợp trong giai đoạn bắt đầu tìm kiếm công việc "phù hợp" với bản thân

    Bước 4: Nhận phản hồi
    Đôi khi bạn nhận ra bạn phù hợp với 1 vài công việc nào đó cho thời điểm hiện tại, hãy xin góp ý của các anh chị, bạn bè, họ sẽ cho bạn lời khuyên khá là hữu ích

    P/S: Có lẽ nếu khó quá thì đừng ngại thử, và nên thử ít nhất 6 tháng/1 công việc nào đó bởi vì 3 tháng đầu tiên là thời gian tệ nhất khi bạn vỡ ra có nhiều thứ bạn ko thích (chỉ vì bạn ko biết), bạn thèm khát làm cái này cái nọ nhưng công việc lại không như vậy (bạn biết không, cái gì cũng có cái giá của nó, vị trí mà bạn thấy người khác có được, cũng được đánh đổi bởi nhiều thứ nhé)
    -------------------
    2/ Lưu ý khi gửi CV
    a) . Không gửi nhiều vị trí trái ngược nhau cùng 1 công ty

    Nhiều bạn gửi CV cùng 1 công ty 1 vị trí văn phòng (làm RD), 1 vị trí hay đi lại (vd như Làm trình). Xin thưa nhà tuyển dụng đều cảm thấy không hài lòng, vì họ cho rằng bạn không có định hướng và quan trong khả năng "nhảy việc" là rất cao do tính chất của công việc bạn chọn có sự "trái ngược" nhau. Nếu bạn thật sự mong muốn ứng tuyển vào 2 vị trí tại 1 công ty hãy cố gắng chuẩn bị thật tốt câu trả lời cho tình huống này nhé

    Còn theo mình thì tốt nhất "không nên" gửi CV cho 2 vị trí tại cùng 1 công ty

    b) Hãy học cách viết mail và thư gửi kèm cùng CV
    Khi bạn gửi CV hãy lưu ý
    - Đặt tên tiều đề cho CV (nhớ có tên, vị trí ứng tuyển)
    - Mở đầu bằng: Xin chào anh/chị,
    - Tiếp đến: giới thiệu sơ qua về bản thân và mong muốn ứng tuyển vào công việc gì, vì sao, mong muốn tham gia vào công ty vì điều gì ????
    - Luôn luôn chú ý khi kết thúc phải cảm ơn và để lại thông tin liên lạc của bản thân

    c) Hãy chuẩn bị bản CV thật đẹp mắt và đầy đủ thông tin (tuy nhiên không dài quá 2 mặt), hiện nay có nhiều công cụ hỗ trợ thiết kế CV online miễn phí vừa tiện dùng lại đẹp mắt, nếu bạn biết Design thì hãy thử sức, lựa chọn hình ảnh cá nhân đẹp nữa sẽ giúp ghi điểm trong CV
    Tham khảo các CV để biết nên có những phần thông tin nào, sắp xếp ra sao sao cho hợp lý (vd công việc nên đi từ hiện tại => quá khứ thay vì ngược lại), ở mỗi phần Công việc, hãy cho biết bạn học được gì từ công việc ý.

    d) Bất Kỳ nội dung nào trong CV cũng quan trọng và trở thành câu hỏi của nhà tuyển dụng
    Đôi khi chúng ta hay có thói quen viết đại 1 vài thành tích, 1 vài công việc từng làm hay 1 vài sở thích nào đó và nghĩ rằng, chỉ cần chuẩn bị tốt những câu hỏi liên quan đến công việc là oke thì bạn sai rồi, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bất kỳ điều gì bạn ghi trên CV để tìm ra tính cách thật, khả năng ứng biến hoặc đôi khi là kiểm tra những điều bạn viết có phải là sự thật không...

    e) Phản hồi khi nhận được mail khi được mời đi phỏng vấn.
    Nếu bạn nhận đươc mail tham dự buổi phỏng vấn hãy phản hồi qua mail ngay cả khi bạn đã trả lời điện thoại, đó là phép lịch sự

    Và không Khi bạn không đi ĐỪNG BAO GIỜ nói rằng bạn sẽ đến. Bởi họ sẽ không trách ban khi bạn nói rằng "bạn đã tìm được Công việc khác phù hợp hơn nên ko thể đến tham gia buổi phỏng vấn" Nhưng nếu bạn trả lời sẽ tham gia buổi phỏng vấn nhưng đến hẹn lại bặt vô âm tín, cũng không 1 lời xin lỗi vì không đến thì xin chúc mừng, bạn đã lọt vào danh sách đen của công ty ấy, không những thế Dược to mà nhỏ, nhỏ mà to, bạn có thể được lan truyền để ko có cơ hội được gọi đi phỏng vấn chỉ vì từng "bỏ bom" nhà tuyển dụng

    P/s: Link tạo CV các em có thể tham khảo:
    Mã:
    https://vieclam24h.vn/cv/danh-sach-cv.html
    https://quantrimang.com/s?q=10+website+ho+tro+tao+cv+xin+viec+m?fbclid=IwAR0Xy3rJCokR9YiV2GfOHYwFfc8J3Kp5lTOLjuFdt+DfUH+VYEHll4wNu7Y
    ------------------
    3. Lưu ý khi đi phỏng vấn

    a) Chuẩn bị kỹ những vấn đề sau đây
    - Phần giới thiệu bản thân (tên, tuổi, quê quán, trường đại học, các công việc từng làm nếu có, mong muốn ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng này vì điều gì, mục tiêu và kèm theo rất mong có cơ hội được làm việc, cống hiến và gắn bó lâu dài với công ty

    - Chuẩn bị các câu trả lời cho câu hỏi: về những điều bạn ghi trong CV, Về công việc bạn ứng tuyển, về lý do vì sao bạn xin nghỉ,...các công việc bạn từng đi phỏng vấn (chú ý đến việc đừng nói ra bạn từng nộp CV lung tung, nộp đến 3-5 công việc khác nhau)

    - Chuẩn bị về Công ty, lịch sử ra đời, về những sản phẩm của công ty, nhà máy của công ty,...

    b) Đến sớm ít nhất 15 phút, ăn mặc đẹp, lịch sự, đúng chất công sở và khi đến nhớ chào hỏi mọi người kể cả với đối thủ [​IMG]:))

    c) Khi phỏng vấn hãy học cách Lắng nghe chăm chú, kỹ càng những điều nhà tuyển dụng đang nói. Luôn mỉm cười, mặt luôn tươi, thể hiện nét Tự tin, nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng, như vậy họ mới tin tưởng ở bạn.

    d) Suy nghĩ trước khi trả lời, nhà tuyển dụng cần 1 người nhanh nhạy nhưng họ cần 1 người điềm tĩnh và biết suy nghĩ hơn

    e) Không nên nói xấu sếp cũ hay lộ bí mật công ty cũ khi được hỏi lý do khiến bạn bị nghỉ việc (nếu có)

    F) Trả lời làm sao khiến họ tin bạn có định hướng trong công việc và mong muốn làm việc lâu dài với công ty

    G) Sau khi được phỏng vấn, ngay hôm đó, bạn hãy viết một lá thư cám ơn người đã phỏng vấn và tiếp nhận bạn. Hãy bày tỏ cảm tưởng tốt về người đó và cũng bày tỏ thiện chí quyết tâm làm việc tốt của bạn. Đây là việc khôn khéo có ảnh hưởng lớn về sau trong công việc của bạn. Trong thư đó, bạn cũng nên ôn lại những mấu chốt của buổi vấn đáp, đồng thời khơi thêm một số điểm mà bạn cho là có lợi và liên quan. Đây là cách chứng tỏ bạn là người trí năng, có ý thức tận tâm với sự kiện và công việc.
    -------------------------
    4. Mức lương
    Lương càng cao là điều bất kỳ ai cũng muốn, nhưng trong 1 năm đầu đừng quá quan tâm về mức lương (tất nhiên đừng thấp so với mức chi tiêu trung bình của bạn, còn sau 1 năm làm việc mà lương của bạn vẫn thấp thì hãy tự trách bản thân vì sao?) bởi điều quan trọng cho 1 năm đầu là môi trường làm việc, bạn được làm gì? được học hỏi những gì?

    a) Sai lầm của nhiều bạn khi ra trường đó là thái độ bất mãn nếu như không đạt mức lương tham khảo

    Tất nhiên, có 1 vài trường hợp công ty có thể ko trả đúng năng lực của bạn nhưng đấy là khi bạn có kinh nghiệm, đóng góp nhiều cho công ty.
    Còn khi mới ra trường thì dù bạn học trường gì không có nghĩa bạn phải được mức lương bao nhiêu, bởi nhiều khi ngay cả bạn nỗ lực, ngay cả bạn làm hơn 100% thời gian nhưng nếu bạn không có chút kinh nghiệm, không nỗ lực hết mình và chưa đưa lại giá trị gì cho công ty thì đừng tự bất mãn.

    Nếu bạn là người có đóng góp hay còn gọi là nhân tài và thái độ làm việc tốt, thì bạn yên tâm rằng 99% Sếp của bạn cũng hiểu được điều đó và để giữ được bạn chứ không phải để bạn mãi mãi kéo dài trong sự bất mãn đó.

    b) Thu nhập trong năm đầu của bạn bao gồm rất nhiều thứ

    Thu nhập của bạn bao gồm lương thưởng, nhưng quan trọng hơn cho tương lai của bạn là sau khi đi làm bạn học thu được những gì? kinh nghiệm, những trải nghiệm hoặc đôi khi là những sai lầm, mối quan hệ, cách quản lý, cách tư duy,... tất cả đều THU NHẬP của bạn, nên đôi khi hãy cân nhắc việc nên bay nhảy hay không
    ------------------------
    P/S: Một người kinh nghiệm đã nói: "Tôi hiểu ngay rằng không còn thời gian uổng phí để tự than vãn với chính mình. Tôi phải giữ cho con người mình luôn luôn bận rộn. Tôi cố gắng hoạt động, đi vào thành phố tìm việc mỗi ngày. Khi tôi không có cuộc hẹn nào cả, tôi tự đặt mục tiêu là gửi đi 25 lá đơn mỗi ngày.

    Chúc các bạn sinh viên ra trường sớm tìm được công việc "phù hợp" ít nhất với thời điểm hiện tại [​IMG]:))

    Xin cảm ơn nếu bạn đã dành thời gian để đọc những dòng chia sẻ này. Nếu các bạn ủng hộ mình sẽ viết thêm 1 số vấn đề khác xoay quah chủ đề này nữa

    Và một lần nữa và rất mong được các anh chị/bạn bè khác vào cùng chia sẻ thêm cũng như bình luận, góp ý để các bạn sinh viên đã và sắp ra trường có thêm những kinh nghiệm để phỏng vấn tốt hơn.

    Thanks!
    -------------Ad Conan-------------
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...