Bản cam kết thương hiệu (Franchise Agreement)

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Bằng Mã, 12/5/17.

  1. Bằng Mã

    Bằng Mã Member

    Với chuyên môn là chuyên gia tư vấn tài chính cho doanh nghiệp ở Úc và có tìm hiểu về mô hình nhượng quyền dựa vào các điều lệ và luật pháp ở nước Úc làm nền tảng để trao đổi và chia sẻ với các thành viên trong Group QTvKN hiểu rõ và có thể áp dụng mô hình này ở Việt Nam hay ở nước ngoài. Bên cạnh đó, các bạn cần được tư vấn thêm từ các chuyên gia về nhượng quyền như chị Nguyễn Phi Vân, anh Ly Qui Trung và các chuyên gia khác.

    Như đã có chia sẻ những khái niệm cơ bản về franchise: "Franchise là gì ?" tiếp theo là Bản cam kết thương hiệu

    Bản cam kết thương hiệu là một bản hợp đồng bao gồm:

    1) Quyền chuyển nhượng thương hiệu từ chủ thương hiệu cho người được nhượng quyền về các vấn đề và hạn mức trong kinh doanh.
    2) Các tài sản trí tuệ,thương hiệu hay quyền tác giả của doanh nghiệp chính được cho phép sử dụng bởi franchisor.
    3) Bên được nhượng quyền đồng ý chi trả một khoản tiền cho chủ thương hiệu, trước khi họ bắt đầu hoạt động cho doanh nghiệp.

    Trước khi bắt đầu làm một bản cam kết thương hiệu, bạn chắc chắn rằng một số thông tin được cung cấp đầy đủ:
    1) Là một chủ thương hiệu, bạn cần cung cấp một bản thông tin đầy đủ (Bao gồm các bản tóm tắt về lợi ích và rủi ro của doanh nghiệp và việc mở rộng thương hiệu) và chắc chắn rằng đối tác của bạn – người được nhượng quyền, phải nắm và hiểu rõ các thông tin ấy.
    2) Là một chủ thương hiệu, bạn cần lưu ý các sự thay đổi (được cập nhật) của Bản cam kết thương hiệu và Bộ quy tắc ứng xử ít nhất 14 ngày trước khi kí kết hợp đồng chuyển nhượng.
    3) Nên tham dự các khóa huấn luyện về việc thành lập thương hiệu hoặc thuê luật sư để được tư vấn kĩ càng trong vấn đề cung cấp thông tin.

    Vấn đề về giá cả thương hiệu:

    Lưu ý rằng, việc đưa ra các mức giá thương lượng trong việc chuyển nhượng thương hiệu là trách nhiệm của các ứng viên được nhượng quyền. Chủ thương hiệu có thể đưa ra các lời khuyên về mức giá nhưng tuyệt đối không được ép buộc một mức giá nhất định với đối tác (người sẽ được nhượng quyền) hay việc bắt buộc đối tác phải bán sản phẩm của mình ở một mức giá nhất định. Tuy nhiên, chủ thương hiệu có thể đưa ra mức giá tối đa (không được vượt quá) của sản phẩm.

    Việc mua bán hàng hóa từ nhà cung cấp:
    Việc chủ thương hiệu bắt buộc/yêu cầu đối tác (người được nhượng quyền) phải mua bán các nguyên vật liệu từ một (hay nhiều) nhà cung cấp nhất định là hoàn toàn bị ngăn cấm bởi pháp luật, bởi vì nó là một trong những thành phần của danh sách các việc buôn bán riêng lẻ (Exclusive dealings). Tuy nhiên, để tránh trường hợp vô ý vi phạm, chủ thương hiệu có thể đăng ký sự bảo vệ bằng cách đăng kí với Bộ thông tin cạnh tranh và người tiêu dùng Úc (Australian Competition and Consumers Commission).

    Hy vọng các doanh nghiệp Việt cần có sự chuẩn bị kĩ từ bây giờ để có thể đem thương hiệu Việt nhượng quyền phát triển tốt ở nước nhà rồi ra nước ngoài.Phần tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ tiếp về Bộ quy tắc ứng xử.

    Tùng Lê
    Sydney 12/05/17

    Link bài viết: Bản cam kết thương hiệu (Franchise Agreement)
     
    Last edited by a moderator: 18/5/17
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người