Theo thống kê của ngành xương khớp Việt Nam, hiện nay tỉ lệ người mắc các chứng bệnh về viêm khớp chiếm 35% dân số. Không chỉ riêng ở Việt Nam mà đây còn là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt tấn công phụ nữ nhiều gấp 3 lần so với nam giới. Độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh nhưng độ tuổi từ sau 35 đến 50 tuổi chiếm 60%, còn độ tuổi trên 70 chiếm tỷ lệ lên đến hơn 80%. Đây là một thực trạng đáng lo ngại cho xã hội hiện đại. Đi tìm bài thuốc chữa bệnh viêm xương khớp hiệu quả nhất! Khi nhu cầu chữa bệnh xương khớp tăng thì các công ty sản xuất và nhập khẩu thuốc chữa bệnh xương khớp, phòng khám xương khớp cũng tăng lên một cách chóng mặt. Nhiều thương hiệu mới ra đời sẽ giúp cho sự lựa chọn của người bệnh về các sản phẩm điều trị đa dạng hơn rất nhiều, tuy nhiên làm thế nào để lựa chọn trong số đó một sản phẩm, một phương pháp điều trị hiệu quả cho mình lại không phải chuyện dễ dàng. Các nhà sản xuất thuốc, các các phòng khám tư nhân quảng cáo rộng rãi khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng với cam kết: chữa khỏi hoàn toàn các chứng bệnh xương khớp, một lần không tái phát, chữa tận gốc, hiệu quả triệt để…Thực tế có đúng như vậy hay không? Các loại thuốc với những lời quảng cáo “có cánh” đó có thực sự giúp người bệnh chữa khỏi hoàn toàn được bệnh khớp? Có hay chăng những cái giá “không hề rẻ” khi đặt niềm tin hoàn toàn vào những lời quảng cáo không đúng sự thật? Đi tìm phương pháp chữa bệnh viêm khớp hiệu quả Nhằm giúp người bệnh có thêm những kiến thức cơ bản, kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh xương khớp, chúng tôi xin phép được đăng lại bài viết của PGS.TS.BS Đại tá Hồ Bá Do, Trưởng bộ môn Cơ xương khớp bệnh viện Quân y 103, nguyên Phó viện trưởng viện Thực phẩm chức năng Việt Nam. Bài viết phần nào giúp quý vị hiểu thêm về thực trạng điều trị, cũng như một phần thông tin giúp bạn đọc tìm ra được phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh xương khớp: “Tôi xin tự giới thiệu tôi là Hồ Bá Do – Trưởng bộ môn Cơ xương khớp bệnh viện Quân y 103, nguyên Phó viện trưởng viện Thực phẩm chức năng Việt Nam. Trong bài viết này, tôi xin chia sẻ với quý vị những kiến thức cơ bản trong điều trị các chứng bệnh về xương khớp, đồng thời cung cấp một số phương pháp điều trị an toàn với chi phí hợp lý dưới góc độ chuyên môn. Viêm đau thoái hóa xương khớp là hệ quả của tuổi tác. Vì mỗi 10 năm là một tiến trình thoái hóa khớp xương, mà khả năng tự bù đắp của cơ thể lại yếu kém hơn sự hư hỏng nên khó tránh khỏi bệnh viêm thoái hóa xương khớp. Ngoài ra, khí hậu thời tiết nóng ẩm, công việc phải thường xuyên vận động các khớp liên tục trong thời gian dài, các vận động viên thể thao phải thường xuyên tập luyện, thi đấu với cường độ lớn, nhân viên văn phòng ít vận động, bệnh nhân béo phì… cũng là nguyên nhân bệnh xương khớp tăng cao và dần trẻ hóa. Các bệnh về xương khớp xảy ra khi sụn đệm các đầu xương trong khớp ngày càng bị bào mòn theo thời gian do lượng dịch khớp cạn kiệt, các lớp sụn này chà xát trực tiếp lên nhau khi vận động gây đau. Khi bề mặt nhẵn mịn của sụn khớp trở nên thô ráp , gây kích ứng. Cuối cùng, nếu sụn khớp này xẹp xuống hoàn toàn có thể xương trên xương – đầu xương trở nên hư hỏng và các khớp xương trở nên đau đớn nhiều hơn. Giai đoạn sau của các bệnh xương khớp sẽ hình thành các gai xương, gây chèn ép các dây thần kinh, gây đau đầu, tê nhức tứ chi. Theo đông y: Theo Đông y, các bệnh liên quan đến xương khớp dù có sưng, nóng, đỏ, hay chỉ tê mỏi, nặng ở các khớp thì đều thuộc chứng Tý, nghĩa là bế tắc không thông, dân gian gọi là phong tê thấp. Nguyên nhân gây các bệnh về xương khớp là do sức đề kháng của cơ thể không đầy đủ nên các yếu tố gây bệnh cùng phối hợp xâm phạm đến kinh lạc ở cơ, khớp. Hậu quả là sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn, gây sưng đau hoặc tê mỏi, nặng ở một khu vực xương khớp hoặc toàn thân. Một số khác thì do chính khí hư suy vì mắc bệnh lâu ngày hoặc do cao tuổi, các chức năng hoạt động cơ thể suy yếu nên khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng được các cân mạch, gây thoái hóa xương khớp và đau. Các chứng bệnh xương khớp thường gặp như: – Bệnh khô khớp (khô dịch khớp) – Bệnh thoái hóa khớp (gối, cột sống, đốt sống cổ …) – Bệnh thoát vị đĩa đệm – Bệnh viêm đa khớp dạng thấp – Bệnh đau cổ vai gáy – Bệnh đau viêm khớp gối, khớp cổ tay, háng – Bệnh đau dây thần kinh tọa Không chỉ ở Việt Nam, hiện nay trên thế giới tình trạng mắc phải các bệnh xương khớp khá phổ biến với cả nam và nữ. Điều trị bằng phương pháp nào để đạt hiệu quả và an toàn vẫn là vấn đề mà các nhà nghiên cứu y học cả đông và tây y rất quan tâm. Qua nghiên cứu của tôi và một số đồng nghiệp về thực trạng chữa bệnh hiện nay, người bệnh thường áp dụng các phương pháp điều trị như sau: 1. Phương pháp thứ nhất: Sử dụng các bài thuốc tự nhiên lưu truyền trong dân gian Khi người bệnh chớm xuất hiện các các triệu chứng về bệnh xương khớp, người bệnh thường có tâm lý thờ ơ, chủ quan với bệnh, chỉ cho là đau đơn giản. Ban đầu, người bệnh thường tìm đến các phương pháp lưu truyền trong dân gian như sử dụng mật gấu, dầu nóng, chườm nóng, chườm lạnh, uống và ngâm chân bằng nước nấu cây lá lốt, cây cỏ xước, cây xấu hổ, lá đinh lăng… xoa bóp nhằm giảm thiểu các cơn đau. Để biết cách chữa cụ thể, bạn hãy tham khảo bài viết sau: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc dân gian xưa ♦ Ưu điểm: Đều sử dụng những sản phẩm từ tự nhiên vì vậy khi người bệnh sử dụng mang lại tính an toàn cao, các nguyên liệu đều dễ tìm với chi phí thấp. ♦ Nhược điểm: Hiệu quả điều trị không cao, thời gian điều trị quá dài, không phải ai cũng có thời gian để duy trì lâu dài; các triệu chứng giảm không đáng kể, việc sử dụng lâu dài mà không có kết quả như vậy gây nên tình trạng bệnh phát triển ngày một nặng thêm và dễ thành mãn tính. 2. Phương pháp thứ hai: Chữa bệnh xương khớp tại bệnh viện và các phòng khám đa khoa Quá trình điều trị dài bằng các phương pháp tự nhiên không có hiệu quả dẫn đến tình trạng người bệnh có thể đã chuyển sang giai đoạn bệnh lý phức tạp hơn. Trong tâm trạng đó, người bệnh thường đến các bệnh viện hoặc các phòng khám đa khoa tư nhân để khám và điều trị. Một thực tế tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa ở Việt Nam là tình trạng quá tải bệnh nhân khiến thời gian thăm khám cho mỗi người bệnh thường rất ngắn, bệnh nhân thường ít được khám kỹ càng và giải đáp những thắc mắc về bệnh tình của mình. Bác sĩ thường ít căn cứ vào biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân mà chủ yếu dựa vào các kết quả chụp chiếu của máy móc, kết luận bệnh và kê đơn thuốc để bệnh nhân tự điều trị tại nhà. Hiện nay, tùy từng loại bệnh và mức độ mà các bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc giảm đau kháng viêm sau: Korulac, Paracetamol, Diclofenac, Arcoxia, Bonlutin, Artrodar, Fenalgic, Ibuprofen, Profenid, Voltaren, Mobic… Việc dùng thuốc phải tuân theo mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp Rước họa vì tự ý dùng thuốc giảm đau xương khớp. Điều này không chỉ khiến bệnh tình càng trở nên trầm trọng mà còn khiến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. ♦ Ưu điểm: Việc chữa trị trong các chuyên khoa ở bệnh viên, phòng khám đa khoa giúp bệnh nhân yên tâm về mặt tâm lí do ở Việt Nam thường có tâm lí tin tưởng bác sĩ ở các bệnh viện. Bệnh thường thuyên giảm nhanh do phần lớn các thuốc bác sĩ kê là thuốc giảm đau, kháng viêm. Thuốc tây y thường rất hiệu quả với các chứng viêm khớp cấp có kèm theo sưng đau hoặc bệnh nhân xương khớp có kèm theo các chứng bệnh khác như cao huyết áp, tiểu đường… ♦ Nhược điểm: Với hàm lượng dược lý mạnh, những thuốc này có tác dụng tức thời, do thuốc giảm đau gây tê liệt hệ dây thần kinh khu vực khớp bị đau, làm cơn đau giảm một cách rõ rệt trong những ngày đầu và giảm hẳn trong khoảng 7 đến 10 ngày, bệnh nhân thường lầm tưởng bệnh của mình đã khỏi. Do đó, bệnh nhân thường ngưng sử dụng thuốc, người bệnh trở về với cuộc sống và công việc hằng ngày. Quá trình này thường không kéo dài lâu vì khi hàm lượng dược lý của thuốc trong cơ thể hết dần, các cơn đau âm ỉ bắt đầu xuất hiện trở lại, người bệnh thường có tâm lý ngại đi khám, thường lấy đơn thuốc của bác sĩ đã kê ra mua tiếp thuốc về uống, và cứ thế trong một thời gian dài như một vòng luẩn quẩn bệnh không những không khỏi bệnh nhân còn gặp phải các tác dụng phụ của thuốc giảm đau kháng viêm như viêm loét xuất huyết dạ dày, rối loạn tiêu hóa, dòn xương mục xương… 3. Phương pháp thứ ba: Chữa bệnh xương khớp bằng thực phẩm chức năng Có một số bệnh nhân, khi cảm thấy mình có những dấu hiệu của bệnh xương khớp nhưng không đến bệnh viện, phòng khám mà lại lựa chọn sử dụng các thực phẩm chức năng được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Được quảng cáo như là một loại thuốc đặc trị, có tác dụng chữa bệnh mà lại an toàn tuyệt đối nên người bệnh rất dễ tin tưởng và mua về sử dụng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị xương khớp như: Jex, viên khớp P-V, Bonistas… vv. ♦ Ưu điểm: Dễ mua dễ sử dụng, sản phẩm là những viên nang dùng để uống hằng ngày. ♦ Nhược điểm: Do người bệnh thường nhầm lẫn thực phẩm chức năng (chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh) với thuốc điều trị nên thường mua về sử dụng như một loại thuốc điều trị. Tình trạng sử dụng thực phẩm chức năng nhưng bệnh giảm chậm và bệnh rất khó khỏi hoàn toàn là khá phổ biến. Việc sử dụng thực phẩm chức năng trong thời gian dài (từ 3 đến 6 tháng mới có tác dụng) dẫn tới chi phí điều trị cao mà hiệu quả không rõ rệt, rất khó khỏi hoàn toàn bệnh gây mất niềm tin của bệnh nhân. Chưa kể những nguy hại “tiền mất tật mang” khi bệnh nhân mua nhầm phải những thực phẩm chức năng giả, thực phẩm không rõ nguồn gốc thường có xuất sứ từ Trung Quốc đang được lưu hành tràn lan trên thị trường được các báo chí phanh phui gần đây.