Tôi hỏi một anh nông dân nuôi cua: tại sao anh không lựa cua ngon mà bán, mà phải bán luôn cua ốm. Cua Ngon bán được giá và cua ốm thì rẻ như cho. Cua ốm có thể bỏ lại vuông mà nuôi rồi nó lại ngon. Anh nông dân trả lời tôi" Tại lái nó mua hết nên tôi bán luôn. Bỏ lại chưa chắc gì nó lớn và chắc thịt. Tôi bắt con nào bán con đó thôi” Tôi cười nói anh" Tôi biết, nhưng phải chi anh chỉ bán Cua ngon thôi .. thì chắc Cua Cà Mau giờ đã khác rồi" Anh nông dân cười.. Tôi lại hỏi anh lái cua "Tại sao anh phải cột dây thật to mà bán cho khách vậy, khách có ăn dây được đâu” Anh nói “Trói dây to kiếm được nhiều tiền hơn" Tôi hỏi" Anh chắc là kiếm tiền được nhiều hơn từ sợ dây trói? Tôi thấy anh và bà con ở đây có giàu có gì đâu. Tôi đi các nước khác họ trói sợi dây nhỏ xíu. Họ kinh doanh cua giàu hơn mình nhiều". Anh nói "Tại TQ giựt tiền, bán buôn khó hơn mọi khi.. nên.." Tôi thầm nghĩ và định nói với anh nhưng mà thôi " Anh cột dây to thế, ăn lời thêm trong sợ dây, tăng giá theo mã.. sao đối tác mình kiếm lời.. mà không giựt tiền, kinh doanh sao phát triển". .... Tôi lại ra chợ hỏi một phụ nữ đang mua hải sản "Chị ơi, chị thích ăn Cua Cà Mau không?" Chị thẳn thắng trả lời tôi "Lúc trước tôi rất thích, giờ thì không". Tôi ngạc nhiên và chân thành hỏi chị" Chị có thể giải thích cho em rõ hơn không?". Chị nói "Tôi sợ sợi trói, mỗi lần mua về tháo ra là sót không chịu được, sợi dây bằng con cua. Tôi mua về ăn 03 lần cua đều bị ốm. Bóp mình cua ngoài chợ thì cứng nhưng sao về hấp vẫn không có thịt. Tôi nản nên không thích ăn nữa" Tôi cũng buồn nhìn chị và nói” Cua Cà Mau ngon lắm chị ạ”.. và chị cười rồi bỏ đi. Tôi ngồi ngẫm lại chuyện kinh doanh. Bài học cơ bản "Chúng ta nên bán cái khách hàng cần chứ không phải cái mình có". Hầu hết ai cũng dễ dàng nhận ra insight của người thích ăn cua như thế, nhưng tại sao đại đa số lại đi làm ngược lại. Có phải người Việt của chúng ta không biết kinh doanh?. Hôm trước tôi viết một bài "Con Cua và Người Việt" để nói về sợ dây trói về văn hóa bán cua ngon và dây không trọng lượng để tăng giá trị của sản phẩm. Có một số bạn trẻ vào còm nói rằng có dây hay không dây miễn sao giá hợp lý(nếu có dây mà rẻ hơn nhiều thì cũng ok). Tôi giải thích với các bạn rằng...khách hàng trả tiền cho chúng ta là vì "giá trị" chứ không phải là vì giá rẻ. Giá trị của sản phẩm, của thương hiệu không hẵn chỉ là con cua. Việc cột dây trói to làm mất đi giá trị vô cùng lớn cho loại đặc sản có thương hiệu như Cua Cà Mau .. thì giá cả chẳng là cái gì cả… bao nhiêu cũng là đắt với họ. .. Tôi đã ăn nhiều hải sản nhập khẩu, qua nhiều nước ăn cua của họ. Thấy chất lượng Cua Cà Mau không dám khắng định là nhất nhưng cũng là loại xuất sắc. Có thể nói là nếu ăn một lần là phải nhớ. Nhưng con Cua Cà Mau giờ sao gian truân quá. Người nuôi cua, bán cua vẫn mãi nghèo.Sản lượng cua hàng năm xuất khẩu giảm đi đáng kể. Niềm tin của đối tác khách hàng giảm đi nhiều vì cách kinh doanh, buôn bán của chúng ta. Tại sao chúng ta không kinh doanh theo kiểu phục vụ nâng cao giá trị, thấu hiểu insight của người tiêu dùng mà lại làm ăn theo kiểu kiếm chat, manh múng chỉ vì cái lợi nhỏ nhoi trước mắt? Câu hỏi này cứ vọng mãi trong tôi khiến cho tôi trăn trở… giá như: - Người nông dân Cà Mau chỉ bán Cua Ngon - Thương lái chỉ trói một sợi dây nhỏ để nhận diện thương hiệu Cua Cà Mau -Chúng ta biết phát triển, quản lý, quảng bá và khai thác loại đặc sản này một cách có vĩ mô. ... Thì giá trị của con Cua Cà Mau mang lại cho người dân và đất nước này sẽ gấp hàng triệu triệu lần khi nhìn rộng hơn ra ngoài thế giới hiệu quả về kinh doanh đặc sản mang về hàng tỷ đô la : Hà Lan kinh doanh hoa Tulip, Scotland có rượu Whisky…. Nhưng cái giá như ấy có lẽ còn xa lắm... Văn Cua