BỊ SUY THẬN DO TIỂU ĐƯỜNG- NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ??? ------ Một trong những biến chứng nghiêm trọng đó chính bệnh tiểu đường biến chứng suy thận. Trung bình có khoảng 20 đến 40% bệnh nhân tiểu đường gặp phải các vấn đề có liên quan đến thận. Bệnh tiểu đường biến chứng suy thận thường do đường huyết tăng cao dẫn đến lượng máu đến thận nhiều, thận phải làm việc quá sức lâu ngày sẽ mất sức và hệ thống lọc bắt đầu bị phá hủy, xuất hiện các lỗ lọc to hơn dẫn đến nhiều protein bị lọt ra ngoài. Vì vậy, việc đảm bảo về chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường có biến chứng suy thận là vấn đề vô cùng quan trọng, hãy chủ động bảo vệ sức khỏe bằng cách đừng bỏ qua những lời khuyên dưới đây. 1. Người suy thận do tiểu đường ăn gì là tốt? - Chất béo tốt: Chất béo tốt là chất béo chưa bão hòa, bao gồm: dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hướng dương… Khi chiên/rán thực phẩm ở nhiệt độ cao, không nên sử dụng dầu thực vật vì nhiệt có thể biến chúng thành chất có hại, khi đó chất béo động vật sẽ là lựa chọn tốt hơn. - Bổ sung vitamin: ngoài việc sử dụng vitamin D, acid folic và viên sắt để ngăn ngừa biến chứng thường gặp khi mắc bệnh thận như loãng xương hay thiếu máu do bác sĩ kê đơn, bạn có thể bổ sung lượng vitamin từ rau củ, và lượng hoa quả phù hợp. - Tăng cường những thực phẩm có hàm lượng kali thấp, bao gồm: Táo, việt quất, nho, dứa, dâu tây, súp lơ, hành, ớt, củ cải, xà lách mùa hè, rau diếp, bánh mỳ trắng, thịt gà,… 2. Các thực phẩm nào người suy thận do tiểu đường nên tránh? - Cắt giảm protein: Khi chức năng thận suy giảm, thận không thể loại bỏ hết các sản phẩm thải từ protein, chẳng hạn như ure. Ure tích tụ trong cơ thể khiến bạn mệt mỏi, chán ăn, suy giảm trí nhớ, thậm chí hôn mê. Vì vậy, những người tiểu đường mắc bệnh thận nên hạn chế lượng protein trong bữa ăn. Với người khỏe mạnh, cơ thể chúng ta chỉ cần 46 gram protein với phụ nữ và 56 gram với nam giới. Với những người bị suy thận độ 4, khẩu phần ăn protein nên ở mức 0.36 gram/kg trọng lượng cơ thể hoặc khi chức năng lọc của cầu thận giảm xuống dưới 25% so với khi bình thường. - Hạn chế natri (muối): Người bệnh suy thận giai đoạn 1 đến 3 được khuyến cáo sử dụng khoảng 2000 - 3000 mg muối/ngày. Người bị suy thận giai đoạn 4, mức natri chỉ nên từ 1000 - 1500 mg/ngày. Trường hợp tăng huyết áp, phù nặng nên ăn nhạt hoàn toàn. Để hạn chế muối trong chế độ ăn hàng ngày cần: +/ Không thêm muối vào thực phẩm khi chế biến hoặc khi ăn. Dùng các loại thảo mộc tươi, chanh hoặc các loại gia vị như bột quế, bột mùi tây... để tăng hương vị cho món ăn. +/ Chọn thực phẩm tươi hoặc đông lạnh thay vì những thực phẩm đóng hộp như: thịt xông khói,xúc xích, chả, giò, thịt hộp… +/ Nên ăn rau quả tươi, tránh các loại củ quả ngâm, muối chua như cà muối, dưa cải… +/ Ăn hạn chế các loại gia vị có hàm lượng natri cao như nước mắm, nước tương, nước sốt cà chua, sốt BBQ… - Không ăn nhiều thực phẩm chứa photpho và kali: Khi chức năng thận còn tốt, qua quá trình lọc máu thận giúp cân bằng nồng độ photpho. Ngược lại, khi thận hoạt động kém hiệu quả photpho bị tích tụ lại trong máu gây loãng xương. Những người bị suy thận giai đoạn 4 không nên tiêu thụ quá 2000 - 3000mg kali mỗi ngày. Hạn chế thực phẩm giàu kali trong: sữa bò, quả bơ, chuối, dưa, cam, mận, nho khô, atiso, rau mồng tơi, khoai tây, khoai lang, cà chua, đậu đen và gạo nâu - Không uống nhiều nước khi chức năng thận suy giảm: khi bị bệnh thận, uống nhiều nước sẽ làm tăng gánh nặng cho thận. Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh thận và thể trạng của bạn, bác sĩ có thể cho bạn biết nên uống bao nhiêu nước là đủ. Ngoài ra bạn có thể thay thế nước uống hàng ngày bằng trà thảo dược được chiết xuất từ Dây thìa canh chuẩn hóa Diabetna, vừa bổ sung nước, vừa giữ ổn định đường huyết!