Thay đổi là hệ quả tất yếu sau 2 năm đại dịch hoành hành, từ hành vi khách hàng đến thói quen tiêu dùng. Năm 2021, các marketer Dược không chỉ bị cắt giảm ngân sách, còn phải chật vật với việc các sự kiện, hoạt động trực tiếp buộc phải huỷ bỏ đột ngột hoặc chuyển sang các webinar trên nền tảng Zoom, Teams, mối liên kết giữa công ty Dược, nhà thuốc và Người tiêu dùng cùng bị đứt gãy trong thời gian dài. Năm 2022, không còn giãn cách, đóng cửa, nền kinh tế được phục hồi, ngân sách của nhiều marketer cũng cao hơn, nhưng điều quan trọng là thói quen của khách hàng cũng đã bị thay đổi do nỗi lo sợ dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt, liệu họ có giữ thói quen tham gia các sự kiện, hoạt động offline nhiều như trước đây? Thông điệp nào sẽ lôi cuốn thêm khách hàng mới và những kênh nào sẽ tiếp cận được người tiêu dùng với ngân sách tối ưu sau đại dịch? Dưới đây là 8 xu hướng Marketing nổi bật mà marketer Dược cần quan tâm cho năm 2022 để nắm bắt được những thay đổi trong tương lai, bắt kịp xu hướng mới với những hoạt động Marketing sáng tạo và khác biệt. (Bài hơi dài, bạn nào quan tâm có thể tham khảo) 1. Hybrid Event sẽ là xu hướng tổ chức sự kiện mới Hiện tại, cả khách hàng lẫn marketer đều đang giằng co giữa luồng tư tưởng. Một mặt, ai cũng muốn được gặp gỡ và tương tác trực tiếp. Nhưng lại cũng thích việc tham gia sự kiện từ xa ngay tại nhà vì cảm giác an toàn, nhanh chóng và thoải mái. Để phục vụ cho cả 2 nhu cầu này, hybrid event (sự kiện hỗn hợp) là xu hướng tất yếu Hybrid Event có sự phân chia, kết hợp giữa việc tham gia sự kiện trực tuyến và trực tiếp tại địa điểm tổ chức. Việc cho phép cả người tham gia online và trực tiếp tạo cho Hybrid Event cơ hội kết hợp các ưu điểm của cả Virtual và In-person Event, đồng thời loại bỏ khá nhiều nhược điểm của hai loại hình sự kiện này. Nếu chỉ tổ chức trực tiếp thì không chỉ tổ chức phức tạp hơn, nguy cơ cao trong mùa dịch nếu tập trung đông người, mà còn hạn chế lượng người tham gia do yếu tố địa lý, tài chính, thời gian. Còn nếu chỉ tổ chức online đơn thuần thì lại không mang lại tương tác thực, đặc biệt là cảm xúc cho diễn giả, nên không truyền tải thông điệp hiệu quả, tạo ấn tượng sâu sắc và thu hút sự tập trung của người nghe cho toàn bộ nội sung. Sự kiện “online” giờ đây không chỉ đơn giản là webinar, livestream mà sẽ còn được kết hợp thêm các yếu tố “ảo”, nghĩa là có sự tham gia của AR và VR để tạo ra những trải nghiệm sống động cho những người không có mặt ngay tại địa điểm tổ chức. 2. Tận dụng tối đa nguồn Data từ các kênh, không lệ thuộc Cookie từ bên thứ ba Theo thông báo gần đây của Google, cookie của bên thứ ba sẽ bị bỏ vào năm 2023 vì người tiêu dùng đang yêu cầu phải bảo vệ dữ liệu và kiểm soát quyền riêng tư cao hơn. Các marketer sẽ cần phải thích nghi với điều này, học cách từ bỏ các chiến lược marketing nhắm mục tiêu dựa trên cookie từ bên thứ ba. Thay vào đó, Marketer Dược cần học cách chắt chiu từng data KH truy cập website, inbox fanpage, thậm chí là comment trên youtube, nỗ lực thu thập và khai thác tối đa dữ liệu từ các kênh Owned Media thay vì chỉ tập trung vào các KH phát sinh nhu cầu. Vì vậy, các Marketer sẽ phải quan tâm đến các công cụ CRM (quản lý quan hệ khách hàng), phần mềm bắt data, kéo lượng traffic trên website, shop thương mại điện tử thành KH thực tế. 3. Influencer Marketing sẽ hiệu quả, dễ dàng hơn nhờ AI Influencer Marketing vẫn đang là một trong những hình thức marketing được ưa chuộng nhất hiện nay nhưng đang có sự chuyển hướng từ những sao hạng A, người nổi tiếng sang những influencer ít nổi tiếng (hotmom, hot facebooker, đặc biệt khi họ là bác sĩ, dược sĩ) nhưng có lượng tương tác tốt từ fan và sự tin tưởng của người dùng về sản phẩm họ review Sự thay đổi tiếp theo sẽ là việc áp dụng rộng rãi công nghệ AI. Mọi hoạt động marketing đều có thể tận dụng công nghệ, từ xác định influencer phù hợp (AI có thể xem và đánh giá hàng triệu video của influencer một cách nhanh chóng) cho đến thực thi chiến dịch. Trong mô hình này, nhờ những AI có tính năng dự đoán, bạn chỉ cần phải trả cho những chuyển đổi thực từ KH tiềm năng thành khách mua hàng, và doanh số bán hàng từ Influencer. ROI (tỷ suất hoàn vốn) gần như được đảm bảo 4. Xây dựng content chất lượng, nhất quán đa kênh, giữ chân khách hàng Tiếp thị nội dung chất lượng cao có thể thu hút khách hàng mới, tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm và tỷ lệ chuyển đổi. Nhưng đòi hỏi chiến lược content cần cần đồng bộ từ định vị thương hiệu, nội dung PR quảng cáo với tuyến content fanpage hay bài SEO trên website. Điều này có nghĩa là những website, cả chính lẫn phụ và các trang mạng xã hội đều cần phải có những nội dung “chính chủ” để chứng tỏ vị thế chuyên gia, sự chỉn chu của nhãn hàng, tôn trọng khách hàng ở mọi điểm chạm. - Liên tục cập nhật nội dung bắt kịp hơi thở thời đại trên website và các trang social media, mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng, khuyến khích họ truy cập và tương tác nhiều hơn. - Xây dựng kịch bản khách hàng tương tác với thương hiệu/sản phẩm sau khi mua hàng bằng cách nhờ họ viết review hoặc gửi video đánh giá chất lượng. Sau đó sử dụng các nội dung này để đưa lên các kênh PR để tăng độ tin cậy cho thương hiệu và sản phẩm. - Hãy thường xuyên cập nhật thông tin khuyến mãi, các tính năng hấp dẫn của sản phẩm, tin tức thị trường hoặc các bản cập nhật mới để thu hút khách hàng thông qua email. 5. Inbound Marketing, chiến lược thu hút khách hàng bền vững Thay vì nỗ lực đẩy thông điệp tới người tiêu dùng, Inbound Marketing tập trung vào việc thu hút khách hàng theo mô hình “Thu hút – Làm hài lòng – Tiếp cận”, bằng việc sử dụng linh hoạt Content Marketing, Automation, mạng xã hội, email marketing và còn nhiều hơn thế nữa để “nuôi dưỡng” ý định mua hàng của người tiêu dùng tại mỗi giai đoạn trở thành khách hàng. 6. Video ngắn tiếp tục được ưa chuộng Video ngắn trở thành một xu hướng vào đầu những năm 2020, và đến năm 2022 chắc cũng chưa thể giảm nhiệt, với sự lên ngôi của Tiktok và nhập cuộc của Instagram Reels và Youtube Shorts. Đơn giản là vì video ngắn là một yếu tố quan trọng trong mạng xã hội ngày nay, để nâng cao nhận thức thương hiệu (49%), quảng cáo sản phẩm (44%) và gia tăng lợi nhuận (43%) theo kết quả của một nghiên cứu khảo sát. 7. Audio Content sẽ dần trở nên phổ biến Theo các dữ liệu được thu thập, content dạng video vẫn là “king, queen” nhưng Audio Content đang từng bước trở nên phổ biến hơn, đặc biệt Podcast mang đến tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong năm 2022 do việc sản xuất tiết kiệm chi phí và thời gian hơn so với Video content Podcast là hình thức tuyệt vời để chia sẻ thông tin với người nghe về nhiều chủ đề. Podcast Insights ước tính có khoảng 2 triệu podcast và hơn 48 triệu tập podcast tính đến năm 2021. Người nghe đang có nhu cầu cao về podcast trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ trong giai đoạn dịch bệnh khi mà lượng F0 điều trị tại nhà đang tăng cao. Các công ty Dược nên có kế hoạch nhảy vào cuộc đua này trong năm 2022, tận dụng podcast trên các trang social media hay bổ sung cho nội trung trên blog cá nhân. Podcast là một hình thức truyền tải nội dung mang đậm màu sắc và dấu ấn cá nhân bằng giọng nói giàu cảm xúc, điều mà các nội dung bằng văn bản khó có thể làm được một cách trọn vẹn. 8. Hoạt động từ thiện CSR sẽ là một phần quan trọng của chiến lược Marketing, xây dựng thương hiệu Khi dịch bệnh khiến nền kinh tế kiệt quệ thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng ủng hộ các công ty có đóng góp cho xã hội bằng việc ủng hộ, tài trợ cho các tổ chức từ thiện, gắn kết doanh nghiệp với các sứ mệnh thiện nguyện. Bởi vậy mà năm vừa rồi VinGroup đã ghi điểm sau nhiều hoạt động tặng test nhanh, hàng nghìn máy thở, hàng triệu liều thuốc điều trị Covid-19 về VN đúng giai đoạn dịch căng thẳng trong Sài Gòn, trong khi đó đúng ra phải là việc của các công ty Dược lớn. Ngay như Dược Hậu Giang, từ đầu năm 2021 tới tháng 9 đã ủng hộ gần 19 tỷ cho các hoạt động cùng cộng đồng vượt qua đại dịch Covid-19 và các hoạt động an sinh xã hội trên cả nước.