7 YẾU TỐ ĐỘNG LỰC TRONG ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi 2018, 17/7/18.

  1. 2018

    2018 Member

    Nhiều người trong chúng ta đã từng biết đến tháp nhu cầu của Maslow với 5 cấp bậc : cơ bản – an toàn – xã hội – được quý trọng – được thể hiện mình, và sau này được bổ sung thêm nhu cầu nhận thức và thẩm mỹ để đạt đến cấp bậc cuối cùng là tính siêu việt (transcendence)

    Tuy nhiên, trong phạm vi hẹp hơn, là các động lực ảnh hưởng tới nội tại trong 1 đội ngũ nhân sự của 1 doanh nghiệp, chúng ta sẽ hình thành nên những yếu tố riêng được phát triển từ tháp nhu cầu Maslow. Chìa khóa để xây dựng 1 đội ngũ gắn kết là sử dụng những công cụ đo lường và hệ thống khen thưởng dựa trên những nhu cầu tiềm ẩn trong mỗi người nhân viên, những yếu tố này có thể khác nhau tùy mỗi người, nhưng ở 1 mẫu số chung, chúng ta sẽ hình thành nên 7 yếu tố tạo động lực cơ bản bao gồm:
    [​IMG]
    YẾU TỐ THÀNH TÍCH (Achievement)
    Nhân viên có động lực này sẽ cảm thấy thỏa mãn khi hoàn tất 1 công việc 1 cách hoàn hảo. Họ muốn thể hiện tài năng của mình để đạt tới thành công. Họ tự tạo động lực cho chính mình nếu công việc đó mang lại đủ thách thức đối với họ. Những người này sẵn lòng, hay nói đúng hơn là khao khát được tiếp nhận những công việc khó khăn (1 dự án hoặc nhiệm vụ đòi hỏi vượt trên cả những kiến thức và kỹ năng hiện có của họ, đòi hỏi chính họ phải vượt lên chính mình để học hỏi và cải thiện chính bản thân).
    Những công việc phù hợp dành cho những người có động lực về thành tích thường là giám đốc cấp cao, vận động viên chuyên nghiệp, chuyên viên kinh doanh, CEO, nhà đầu tư, nhà khoa học, và doanh nhân.

    YẾU TỐ QUYỀN LỰC (Authority)
    Những người có yếu tố động lực này sẽ thỏa mãn khi tạo được sức ảnh hưởng và thậm chí đôi khi là điều khiển người khác. Họ muốn dẫn đầu, thích thuyết phục đối phương và bị thôi thúc bởi những vị trí mang lại cho họ quyền lực và tính lãnh đạo. Những cá nhân có động cơ quyền lực thúc đẩy là những người muốn trở thành 1 người quản lý, 1 người lãnh đạo đội ngũ, và là tuýp người thích nhận những báo cáo mang tính trực tiếp hơn.
    Những ngành nghề cho những người có động cơ quyền lực thường là những quản lý dự án, chính trị gia, những người trong ngành luật.

    YẾU TỐ GẮN KẾT (Camaraderie)
    Nhân viên có yếu tố này thúc đẩy thường thỏa mãn khi tạo được sự thân thiết với những người xung quanh. Họ thích được gắn kết với mọi người và việc tạo càng nhiều mối quan hệ xã hội trong môi trường làm việc là điều họ mong đợi. Nếu bạn tìm kiếm những cá nhân để làm những công việc đội nhóm, những người có tính cam kết cao, hoặc trong các sự kiện từ thiện của công ty, những người xung phòng tình nguyện hầu hết là những người mang trong mình động lực gắn kết. Nhưng hãy cẩn thận khi tuyển dụng những người có yếu tố này khi bạn muốn họ làm việc ở 1 nơi hoàn toàn mới như văn phòng 1 người hoặc làm việc từ xa, họ sẽ không hứng thú đâu.
    Những công việc đặc trưng dành cho nhóm người có động lực này thôi thúc thường là những chuyên viên HR, chuyên gia về sức khỏe, nhóm ngành nhà hàng & khách sạn, ngành phi lợi nhuận, và một số vị trí của nhóm ngành dịch vụ khác.

    YẾU TỐ TỰ CHỦ (Independence)
    Nhân viên có động lực xuất phát từ đây luôn mong muốn sự tự do và độc lập. Họ thích làm việc và chịu trách nhiệm cho chính những công việc, nhiệm vụ của riêng họ. Khi tìm kiếm những nhân viên làm việc tại gia, những địa điểm làm việc từ xa, hoặc làm việc thời vụ cho 1 dự án, bạn nên ưu tiên lựa chọn những nhân sự có động lực tự chủ là yếu tố chủ yếu.
    Những ngành nghề phổ biến cho nhóm người có yếu tố này là những người khởi nghiệp, freelancer, thương nhân và những nhà nghiên cứu.

    YẾU TỐ ĐƯỢC QUÝ TRỌNG (Esteem)
    Yếu tố này bao hàm cả 2 ý nghĩa : được người khác tôn trọng và tự tôn trọng chính mình (self-esteem). Nhưng ở góc độ xét trong 1 đội ngũ nhân sự, chúng ta tạm thời chỉ xét đến yếu tố nhận được sự tôn trọng từ người khác.
    Nhân viên có động lực này thúc đẩy cần được sự công nhận và khích lệ 1 cách chân thành. Họ không thích chung chung, họ muốn được khích lệ vì những thành tích cụ thể. (Và nhớ rằng họ không cần những lời tán dương trước tập thể). Các chuyên gia sẵn lòng dành thời gian để chia sẻ kiến thức thông qua webinar, hội thảo, những buổi tiệc thông thường là những người có yếu tố động lực này thúc đẩy.
    Những ngành nghề đặc trưng cho nhóm người này là đào tạo và phát triển, chính trị gia, chuyên gia trong tổ chức phi lợi nhuận, tác giả, diễn viên và những nghệ sĩ hài kịch.

    YẾU TỐ AN TOÀN (Safety/Security)
    Nhân viên có yếu tố này thường đòi hỏi những an toàn trong công việc, thu nhập cố định, phụ cấp ngoài, và môi trường làm việc không có sự nguy hiểm. Những nhân viên này luôn lo lắng khi bước ra ngoài. Họ thậm chí từ chối những cơ hội tăng thu nhập khi cảm nhận được rủi ro.
    Những ngành nghề phù hợp cho nhóm người này thường là mục sư, nhân viên chính phủ, quân đội, nhân viên công cộng, và trong các hiệp hội, đoàn thể.

    YẾU TỐ CÔNG BẰNG (Fairness)
    Nhân viên có yếu tố này thường mong muốn được đối xử công bằng. Họ thường so sánh về giờ giấc, nhiệm vụ, lương bổng, và quyền lợi với những nhân viên khác để đảm bảo rằng họ được đối xử giống nhau. Nếu họ nhận ra sự thiếu công bằng, họ sẽ mau chóng chán nản. Những người có động lực là sự công bằng thúc đẩy sẽ quan tâm nhiều về lương của những nhân sự mới, so sánh phụ cấp với những người khác, và cả những người được mời vào các cuộc họp của quản lý cấp cao.
    Những ngành nghề đặc trưng dành cho nhóm người này thường là kế toán, nhân sự được trả lương tháng, và những chuyên gia HR.

    TỔNG KẾT
    Nếu bạn muốn gia tăng tính gắn kết giữa các nhân sự trong công ty, bạn cần phải phát triển khả năng nắm bắt được các yếu tố động lực thúc đẩy bên trong nội tại chính họ.
    Làm sao có thể làm được? Hãy hỏi họ trực tiếp.
    Hãy giải thích về 7 yếu tố tạo động lực và yêu cầu nhân viên của mình viết xuống những yếu tố nào là chính và phụ đối với họ. Sau đó yêu cầu họ trao đổi với các thành viên khác trong team. Nhấn mạnh cho họ biết rằng sẽ không có câu trả lời nào là sai ở đây cả. Cuối cùng hãy cho các thành viên có cơ hội chia sẻ về các yếu tố tạo động lực của chính họ nếu họ muốn. Hoạt động này sẽ tạo ra rất nhiều điều bất ngờ thú vị và có thể giúp các thành viên trong team hiểu nhau hơn. Sau cuộc họp, hãy theo dõi từng thành viên một để thảo luận chi tiết về động lực của từng người. Điều này sẽ giúp bạn biết làm thế nào để gắn kết đội ngũ của mình tốt hơn.

    P/s: Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn kết hợp với quan điểm cá nhân của người viết.
    -Boul Thái-
     

    Các file đính kèm:

    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...