7 BƯỚC ĐỐI PHÓ CHỦ ĐỘNG KHI NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG BỊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Thảo luận trong 'Bệnh Học' bắt đầu bởi songkhoe, 15/9/17.

  1. songkhoe

    songkhoe Member

    7 BƯỚC ĐỐI PHÓ CHỦ ĐỘNG KHI NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG BỊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
    -------------
    Hạ đường huyết xảy ra khi nồng độ đường (glucose) trong máu bị sụt giảm dưới 70 mg/dL (3.9mmol/l). Ở người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu thấp thường là do sử dụng quá liều thuốc hạ đường huyết, bỏ bữa, ăn ít hơn bình thường hoặc tập thể dục quá sức.

    Nếu không được điều trị kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là tổn thương não bộ. Vì thế, nắm vững kiến thức 7 bước chủ động đối phó với tình huống hạ đường huyết là biện pháp tốt nhất để bảo vệ bạn và người thân bị tiểu đường.

    Bước 1: Nhận biết dấu hiệu sớm của cơn hạ đường huyết
    - Nhìn đôi hoặc nhìn mờ
    - Nhịp tim nhanh hoặc đập không đều
    - Căng thẳng, giận dữ, hay cáu gắt
    - Cảm thấy lo lắng, đau đầu
    - Đói, run rẩy, đổ mồ hôi
    - Ngứa ran hoặc tê da
    - Mệt mỏi hoặc yếu cơ
    - Khó ngủ, suy nghĩ không mạch lạc (lú lẫn)

    Bước 2. Giữ an toàn cho bản thân
    Hạ đường huyết có thể gây mất ý thức, dễ xảy ra tai nạn và các tình huống nguy hiểm cho bạn Nếu bạn hoặc người thân bắt đầu có các triệu chứng của cơn hạ đường huyết, việc đầu tiên nghĩ đến là các biện pháp giữ an toàn. Ví dụ như bạn đang lái xe, hãy tấp vào lề đường; ngồi xuống ngay nếu bạn đang đi bộ...

    Bước 3. Kiểm tra đường huyết
    Trong nhiều trường hợp, chỉ dựa vào triệu chứng thì chưa đủ, bạn cần kiểm tra bằng máy đo đường huyết để khẳng định chắc chắn mình bị hạ đường huyết chứ không phải bệnh khác. Chỉ số đường huyết thấp hơn 70 mg/dl (3,9mmol.l) có nghĩa là bạn cần phải thực hiện các biện pháp xử trí ngay. Nếu triệu chứng quá nghiêm trọng hoặc bạn không thể đo đường huyết một cách nhanh chóng, hãy thực hiện bước tiếp theo.

    Bước 4: Nạp thêm đường vào cơ thể
    Phải nhanh chóng ăn nhẹ các món: 4 hoặc 5 bánh mặn, 5 hoặc 6 miếng kẹo cứng, 2 muỗng canh nho khô, 4 muỗng cà phê đường, 3 hoặc 4 viên nén glucose, 1/2 cốc nước ép trái cây hoặc soda thường, 1 ly sữa, 1 muỗng canh mật ong hoặc siro ngô.

    Bước 5: Chờ đợi, xác định xem phương pháp trên có hiệu quả không
    Đừng vội ăn quá nhiều thực phẩm trên vì có thể làm lượng đường trong máu của bạn tăng quá cao. Ban đầu chỉ cần bổ sung một lượng thức ăn, đồ uống tương đương với 15g đường và đợi khoảng 15 phút, sau đó kiểm tra lại đường huyết một lần nữa. Nếu vẫn còn quá thấp, hãy ăn tiếp một lượng tương đương như lần bổ sung đầu và lặp lại cho đến khi đường huyết của bạn là 70 mg/dl hoặc cao hơn.

    Bước 6: Nếu bước 5 không hiệu quả, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế
    Khi việc bổ sung carbonhydrate không có tác dụng hay bạn bị co giật, đây là dấu hiệu của cơn hạ đường huyết nặng và bạn cần được cấp cứu ngay. Nếu tại nơi bạn bị hạ đường huyết có ai đó biết cách tiêm Gllu-cagon khẩn, hãy nhờ họ tiêm trước khi gọi 115. Sau 15 phút tiêm, đường huyết của bạn có thể tăng lên và sau đó bạn nên ăn nhẹ.

    Bước 7: Thực hiện các bước dài hạn để phòng hạ đường huyết
    Trong trường hợp cơn hạ đường huyết của bạn ngày một thường xuyên và nặng hơn, hãy đến gặp bác sĩ để có những thay đổi điều trị phù hợp. Một lưu ý quan trọng nữa là bạn nên thường xuyên mang theo bánh kẹo ngọt trong người, hướng dẫn người thân và bạn bè biết các bước cấp cứu trên đế giúp bạn vào tình huống nguy cấp.

    Đừng để tiểu đường trở thành gánh nặng của bạn!
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người