6 Chỉ số đo lường chiến dịch quảng cáo Facebook hiệu quả

Thảo luận trong 'Facebook Marketing' bắt đầu bởi tampham, 19/12/18.

  1. tampham

    tampham New Member

    Bạn muốn cải thiện chiến dịch quảng cáo Facebook? Liệu những chỉ số quảng cáo Facebook có thể giúp bạn nhận biết cách quảng cáo Facebook hiệu quả?

    Còn chần chừ gì nữa mà không khám phá ngay 6 cách tối ưu quảng cáo Facebook dựa trên 6 số liệu trong quảng cáo Facebook dưới đây nhé.

    1. CTR - Click Through Rate (Tỷ lệ nhấp chuột quảng cáo) Chỉ tiêu đo lường sự quan tâm của quảng cáo
    CTR có thể nói là một chỉ số khá phổ biến trong thế giới Marketing Online nói chung và quảng cáo nói riêng. Chỉ số này thể hiện 2 yếu tố vô cùng quan trọng là lượt hiển thị và số lượt click vào quảng cáo trong bất kỳ một chiến dịch nào.

    [​IMG]

    CTR trở thành chỉ số quảng cáo Facebook quan trọng nhất, cho thấy quảng cáo hiệu quả hay không? Đồng thời cho thấy mẫu quảng cáo của bạn có đang được yêu thích hay không.

    Vậy vấn đề đặt ra? Làm sao để có CTR tốt nhất khi chạy quảng cáo Facebook? Đó là, bạn chỉ cần tập trung đúng đối tượng mục tiêu khách hàng cần hiển thị và thể hiện sản phẩm tốt. Từ đó, các chỉ số về sau như lượt chuyển đổi thành hành động hay các mục tiêu khác của chiến dịch quảng cáo cũng tăng theo. Nhưng trong thực chiến khi triển khai chiến dịch quảng cáo, chỉ số CTR thấp lại có thể mang lại tỷ lệ ROI tốt còn những chỉ số CTR cao lại chưa chắc chắn mang lại ROI như kỳ vọng.

    Tôi lấy ví dụ cho bạn dễ hiểu như sau:

    Bạn quảng cáo với nội dung mang tiêu đề: “Mua Iphone 8 tặng ngay Iphone 7” có thể nói đây là một tiêu đề khá hấp dẫn, khiến tất cả mọi người tò mò click, thì dẫn đến CTR chắc chắn sẽ cao, tuy nhiên để được tặng Iphone 7 luôn có những quy định ngặt nghèo và không phải ai cũng may mắn được tặng từ chương trình khuyến mãi đó. Do đó, người tham gia cũng thấp theo (họ chỉ click chủ yếu mang tính tò mò), cho nên tỷ lệ mua hàng chưa chắc cao, đồng nghĩa ROI thấp.

    Bây giờ chúng ta đi qua những lý do khiến CTR thấp:

    • Quảng cáo không hấp dẫn: Cách thức trình bày nội dung quảng cáo không bắt mắt, thông điệp truyền tải không rõ ràng,..những đối tượng mục tiêu nhìn thấy quảng cáo nhưng không có thiện cảm để click xem tiếp.

    • Quảng cáo sai đối tượng: Đây có thể nói là một lý do khá phổ biến khi chạy quảng cáo Facebook. Thứ nhất, bạn chưa hiểu rõ đối tượng cần quảng cáo là ai, Thứ hai, tiếp cận sai đối tượng về hành vi mua hàng, sở thích, độ tuổi, vị trí địa lý như thế nào,...
    Nếu bạn đang rơi vào trường hợp CTR thấp thì lúc này, bạn cần phải ngồi lại phân tích 2 nguyên nhân mà tôi đã nói trên. Một lưu ý hết sức quan trọng dành cho bạn khi chạy quảng cáo Facebook: “không ai muốn mặc đi mặc lại 1 bộ quần áo cả, con người luôn mong muốn sự mới mẻ và nếu quảng cáo của bạn xuất hiện quá nhiều (4-5 lần trở đi) trước mắt đối tượng mục tiêu chắc chắn việc khách không có tương tác là điều dễ dàng xảy ra.

    Bạn chỉ cần nhớ rằng CTR giúp bạn hiểu được mức độ hấp dẫn của quảng cáo, chứ không giúp bạn đánh giá toàn diện hiệu quả quảng cáo (ngoại trừ bạn đặt mục tiêu CTR là yếu tố hàng đầu).

    2. CPM - Cost Per Mile (Chi phí 1000 lượt hiển thị) Nắm rõ tổng chi phí quảng cáo Facebook
    [​IMG]

    Khi chạy quảng cáo, hiển nhiên cũng đã bao lần không hiệu quả, và không có được nhiều lượt tiếp cận tới đối tượng mục tiêu, số khách hàng từ đó giảm xuống, kéo theo ROI giảm. Lúc này, bạn suy nghĩ có lẽ đã tiếp cận sai đối tượng, cần thử một hướng tiếp cận mới, hay cần thiết phải thay đổi hình ảnh và nội dung quảng cáo?

    Đừng nên quá vội vàng, hãy ngồi xuống uống tách trà thư giản đầu óc rồi suy nghĩ có nên rà soát chỉ số CPM hay không? Có tác dụng gì cho chiến dịch quảng cáo của mình.

    Chỉ số CPM giúp bạn hiểu được 2 vấn đề như sau:

    • Phương án tối ưu để tiếp cận đối tượng mục tiêu, bạn nên nhớ nhắm đối tượng càng chi tiết bao nhiêu chỉ số CPM càng cao bấy nhiêu, đây là một quy tắc của mọi hình thức quảng cáo.

    • Số lượng đối thủ đang thực hiện quảng cáo tới cùng tập đối tượng mà bạn đang tiếp cận. Bạn hãy tưởng tượng khi Quảng cáo của bạn rơi vào khu vực quá nhiều đối thủ đang tiếp cận đối tượng mục tiêu. Lúc ấy giá thầu để hiển thị trên 1 người dùng duy nhất sẽ bị đẩy lên cao khiến cho toàn bộ CPM tăng cao.
    Thông thường, các nhà quảng cáo hay lãng quên chỉ số CPM bởi lý do rất đơn giản, cho dù quảng cáo của bạn có thú vị thế nào, và hiện có được bao nhiêu lượt chuyển đổi thì tổng chi phí của bạn cho quảng cáo vẫn sẽ luôn ở mức cao khi CPM cao.

    Với cùng 1 mức ngân sách giới hạn chi cho quảng cáo, chỉ số CPM tăng chắc chắn sẽ làm giảm hiệu quả cuối cùng của chiến dịch quảng cáo của bạn. Bạn thấy đấy CPM tăng thì cùng mức ngân sách đó bạn sẽ giảm dần số lượng tiếp cận tới đối tượng mục tiêu, số lượng khách hàng tiềm năng sẽ giảm.

    Như vậy, Khi quảng cáo Facebook đang làm lãng phí ngân sách mà kết quả không như mong đợi thì nhìn vào chỉ số CPM để xem xét chúng ta có nên thay đổi mẫu quảng cáo (ví dụ như tiêu đề quảng cáo Facebook) hoặc nhắm mục tiêu khách hàng khác hay không.

    3. CPC - Cost Per Click (Giá trên 1 lượt nhấp quảng cáo) Đo lường chất lượng quảng cáo
    [​IMG]

    CPC quá quen thuộc với các bạn đúng không nào, kể cả những bạn không chuyên về giới Marketing Online. Chỉ số này tuyệt vời hơn hẳn 2 chỉ số trên bởi lẽ nó thể hiện 2 yếu tố:

    • Mức độ hấp dẫn, yêu thích của người xem với mẫu quảng cáo

    • Hiệu quả trên tổng mức ngân sách quảng cáo

    • Hiểu một cách đơn giản thế này, giá 1 click thì 1 mức ngân sách giới hạn sẽ nhận được nhiều tương tác click nhiều hơn.
    Trong thực tế, khi CPM duy trì, CTR và CPC luôn có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, tức là CTR tăng thì CPC sẽ giảm và ngược lại. Có thể lấy một ví dụ như sau để các bạn dễ hình dung hơn về 2 chỉ số này.

    Ngân sách quảng cáo là 200.000đ và CPM hiện tại là 10.000đ. Như vậy chúng ta sẽ có được: 200.000 /10.000 = 20 (ngàn lượt hiển thị) với mức ngân sách trên.

    TH1: Nếu chúng ta có được 200 click từ quảng cáo. Thì CTR sẽ là 200/20.000 = 1% và CPC sẽ là 200.000 / 200 = 1000đ

    TH2: Bây giờ nếu chúng ta có 400 click tức số click tăng. Khi đó CTR sẽ là 400 / 200.000 = 2% và CPC là 200.000 / 400 = 500đ

    Rõ ràng CTR tăng từ 1% lên 2% thì giá cho 1 click(CPC) giảm từ 1000đ xuống còn 500đ -> CTR và CPC luôn tỉ lệ nghịch.

    Ví dụ trên được xác định khi CPM ít biến động, tuy nhiên khi CPM biến động tăng giảm nhiều, điều này dẫn đến ngân sách toàn bộ quảng cáo cũng sẽ thay đổi theo làm cho CPC cũng thay đổi theo và không hề có quan hệ tỉ lệ với CTR (ít chịu ảnh hưởng của sự tăng giảm CTR)

    Cùng với ví dụ trên khi ta có CTR = 2.5%, CPM tăng lên 20.000đ với mức ngân sách 200.000đ ta chỉ còn 10.000 lượt hiển thị. Như vậy số click có được là 10.000 * 2.5% = 250 click. CPC là: 200.000 /250 = 800đ

    Như vậy so với trường hợp 2 trong ví dụ trên khi CPM biến động, CTR tăng từ 2% lên 2,5%. Giá CPC tăng từ 500đ lên 800đ. CPC không hề tỉ lệ nghịch với CTR.

    Tóm lại, hiểu một cách rõ ràng hơn mối quan hệ của 3 chỉ số này, bạn chỉ cần nhớ 1 công thức sau: CPM/CPC = CTR * 1000. Nếu 1 trong các yếu tố CPC, CPM,CTR duy trì ổn định thì các yếu tố còn lại sẽ thể hiện một mối quan hệ rõ ràng:

    • CPC tỉ lệ nghịch với CTR khi CPM duy trì

    • CPM tỉ lệ thuận với CTR khi CPC duy trì

    • CPC tỉ lệ thuận với CPM khi CTR duy trì.
    Chỉ số CPC sinh ra là để bổ sung thêm thông tin cho CTR trong mối quan hệ với chi phí của toàn bộ chiến dịch quảng cáo. Bạn thấy đấy, lý tưởng nhất là khi set được một quảng cáo có CPM thấp và bạn theo dõi vài ngày liền không hề có biến động nhiều của giá CPM, cứ thấy CTR tăng thì chắc chắn CPC sẽ giảm, ngân sách sẽ nhận được nhiều tương tác hơn của đối tượng quan tâm. Bạn xem xong có thể an tâm chơi bời nay gác gối cao để ngủ rồi đấy.

    4. Impression - Chỉ số lượt hiển thị - Đánh giá mức độ tin cậy của đối tượng tiếp cận
    Không phải nhà quảng cáo nào cũng để tâm lượt hiển thị như một chỉ số quan trọng trong chiến dịch quảng cáo. Bạn có biết rằng, sau khi chiến dịch thực hiện, tổng số hiển thị (Impression) chính là con số thực tế thể hiện quảng cáo của bạn đã phân phối được bao nhiêu lượt tới người dùng tiềm năng từ cách thức nhắm mục tiêu của bạn.

    Thực sự thì chỉ số này sẽ được lưu tâm nhiều hơn trong các chiến dịch về nhận diện thương hiệu, hay quảng bá thương hiệu mới.

    Trong phân tích chiến dịch quảng cáo, chỉ số lượt hiển thị khá hữu ích giúp chúng ta có định hướng để tối ưu quảng cáo. Cụ thể trong giai đoạn thử quảng cáo để tìm ra đối tượng mục tiêu. Kết quả của giai đoạn test càng có giá trị khi số lượt hiển thị cao. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra được những quảng cáo nào là hiệu quả, những nhóm nào hiệu quả nhất để tắt đi những nhóm quảng cáo không phù hợp khi thực hiện chiến dịch thực tế. Kết quả tới từ khảo sát của 1000 người sẽ đáng tin cậy hơn kết quả khảo sát từ 100 người phải không nào.

    5. So sánh CTR và Coversion Rate (tỉ lệ chuyển đổi) đánh giá hiệu suất cuối cùng của chiến dịch
    [​IMG]

    Bạn có CTR cao tức là có nhiều người quan tâm, tuy nhiên cuối cùng CR thấp - khách hàng lại không có. Vậy lý do nằm ở đâu?

    Khi so sánh CTR và CR bạn sẽ nhận ra ngay được lý do tại sao quảng cáo không đem lại khách hàng tiềm năng. Có thể hiểu đơn giản 2 chỉ số được tính toàn thế này:

    CTR = tổng số Click/ tổng số hiển thị

    CR = tổng số mua hàng/ tổng số click

    Như vậy CTR thể hiện mức độ hấp dẫn ban đầu của quảng cáo nhưng CR lại thể hiện yếu tố sâu xa hơn chính là ở việc người bấm quan tâm quảng cáo có thực sự thấy nội dung có hấp dẫn, và sau thời gian suy nghĩ khách quan tâm hiểu đúng đắn họ cần phải thực hiện hành động nào trên quảng cáo ?

    Hãy luôn nhớ “Một tỷ lệ CTR cao nhưng tỉ lệ chuyển đổi CR thấp thì vẫn luôn là dấu hiệu cho thấy người dùng không thích một cái gì đó mà họ nhìn thấy trên trang đích”

    Thông thường các lý do hay gặp trên trang đích đó là:

    • Trang landing page quá tệ

    • Giá sản phẩm quá đắt

    • Quảng cáo sai sự thật

    • Thiếu thông tin trong quảng cáo

    • Điều kiện mua hàng khắc nghiệt hoặc tệ
    Một lưu ý đáng quan tâm khi bạn tham gia các khóa học marketing online hay khóa học quảng cáo Facebook luôn nhớ rằng: Tỉ lệ chuyển đổi đi đôi với CPA(chi phí trên mỗi kết quả). Nên khi tỉ lệ chuyển đổi tăng lên, CPA giảm, và ngược lại.

    6. Kết hợp CR và CPA để đo lường ROI (Revenue Of Invesment - Tỉ suất lợi nhuận trên 1 đồng chi phí)
    [​IMG]

    Điển hình quảng cáo Facebook hiệu quả khi tỉ lệ chuyển đổi được sử dụng như một chỉ số chính để theo dõi sự thành công của chiến dịch. Tỉ lệ chuyển đổi cao có phải là tin tốt? Không nhất thiết phải vậy. Nếu bạn dành ngân sách để nhận những chuyển đổi này hơn là giá trị thực tế nó trở lại cho bạn, chiến dịch quảng cáo của bạn đang không có lời.

    Đó là lý do tại sao bạn cần tập trung nhiều hơn vào các chuyển đổi thông qua CPA ( giá tiền cho mỗi chuyển đổi – Cost Per Action). Nếu giá thầu CPA thấp thì đó là tin tốt báo quảng cáo Facebook hiệu quả , và còn một cách tốt hơn nữa là để tối ưu chiến dịch là tập trung vào quảng cáo và các yếu tố khiến giá thầu CPA thấp đi. Tại cùng một thời điểm, CPA thấp bởi vì bản thân mẫu quảng cáo không đủ để tiếp cận khách hàng, và yêu cầu có một tỉ lệ chuyển đổi cao hơn, để chiến dịch quảng cáo Facebook hiệu quả thành công. Trên thực tế, giá thầu CPA thấp với tỉ lệ chuyển đổi thấp là dấu hiệu cảnh báo chiến dịch đang chạy rất chậm về chuyển đổi người dùng, với ngân sách thấp.

    CPA và tỉ lệ chuyển đổi là hai đơn vị luôn cùng hoạt động song song với nhau. Nên bạn không cần quá hứng khởi khi thấy một trong hai chỉ số này có dấu hiệu tốt.

    Kết luận

    Chạy quảng cáo Facebook hiệu quả là một trong những cách tốt nhất để thúc đẩy việc kinh doanh của bạn đi đến thành công. Nhờ đến mạng xã hội đặc biệt là bác Facebook mà chúng ta có cơ hội tiếp cận với hàng trăm hàng triệu người thông qua quảng cáo. Với 6 chỉ số tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo ở trên của tôi nêu ra sẽ giúp cho các bạn có nền móng xây dựng chiến dịch quảng cáo mà đỡ mất quá nhiều thời gian và tiền bạc. Chúc các bạn sớm thành công!
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...