5 yếu tố của một Content CHẤT!

Thảo luận trong 'SEO Content' bắt đầu bởi Nhà thuốc Đức Hàng Mã, 6/9/22.

  1. Thật khó để đưa ra 1 thang điểm đánh giá thế nào là content chất lượng, vì mỗi content sẽ có mỗi mục tiêu khác nhau. Miễn sao qua bài Content đó là chúng ta đạt được mục đích mong muốn, thì đó là thành công rồi!
    Dù có mục tiêu là gì, đầu tiên chúng ta phải viết sao cho ĐÚNG đã, và cao hơn đó là bước viết HAY.
    Và chắc chắn khi viết ĐÚNG rồi, viết HAY hơn sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được mục đích của mình hơn.

    Dưới đây là 5 yếu tố mình thường lồng ghép vào mỗi bài để nâng tầm nội dung lên 1 đẳng’s cấp’s mới.
    Cùng theo dõi nhé!
    1. UNIQUE CONTENT
    Unique content được hiểu là nội dung mới, lần đầu tiên xuất hiện trên internet.
    Thật khó để tạo được nội dung mới hoàn toàn bởi cần phải đầu tư nhiều, từ trải nghiệm của người viết lẫn sự tự nghiên cứu. Thậm chí, một số từ khoá còn không thể có nội dung mới
    ví dụ như hướng dẫn cài đặt Analytics, chỉ có 4 cách cài đặt cho website.
    Một số gợi ý bạn có thể tạo ra Unique Content như sau:
    • Thay đổi góc nhìn từ người viết: Bạn có thể nói về 1 sản phẩm từ góc nhìn chuyên gia, hoặc góc nhìn người dùng,...
    • Thay đổi khía cạnh của chủ thể trong nội dung: Cùng đánh giá chất lượng khóa học A, bạn có thể khai thác ở các khía cạnh khác nhau như độ uy tín giảng viên hay thương hiệu,...
    • Bổ sung nội dung so với các đối thủ: Ví dụ đối thủ có 10 cách làm, bạn có 11 cách làm thì không được coi là mới.
    • Lồng thêm “hơi thở” của thương hiệu: Lúc này, độ “unique” không nằm nhiều ở những gì nội dung truyền tải, mà nó nằm nhiều ở… cái thương hiệu - giống như cách mà chúng ta xây dựng thương hiệu cá nhân vậy. Cần có 1 màu sắc riêng, tinh thần thương hiệu riêng,...
    2. TRÌNH BÀY DỄ ĐỌC
    Người đọc hiện tại chỉ lướt nhanh các bài viết SEO chứ không thực sự dành thời gian đọc kỹ từng câu, từng chữ. Họ lướt qua tiêu đề, ảnh, đoạn ngắn, box (hộp nổi bật), bảng biểu, những điểm nhấn,… hoặc họ sẽ rời đi nếu không tìm được nội dung cần tìm.
    Như vậy, một bài viết có bố cục rõ ràng, đón đúng những điểm “SCAN" của khách hàng để họ DỄ “SCAN” NHẤT.
    Vậy làm sao để bài viết trở nên dễ đọc, cuốn hút?
    • Dành ít nhất 15 - 20 phút để sửa lại bài dễ đọc hơn, ví dụ như cách trình bày, cách diễn đạt, hình ảnh,...
    • Luôn có 1 người khác (không phải người viết) duyệt lại bài, chỉnh lại những phần nội dung khó hiểu, những từ ngữ chuyên ngành hàn lâm với người đọc,...
    3. TÍNH CÁ NHÂN HOÁ
    Đây được hiểu là nội dung được viết ra dành riêng cho chủ thể được nhắc đến trong bài, khiến người đọc cảm thấy bài viết đó đang viết cho họ. Cụ thể:
    • Sử dụng từ ngữ dễ hiểu, gần gũi với người đọc thay vì những từ ngữ hàn lâm hay những thông tin quá cao siêu, xa vời với hiểu biết của họ. Không có cách nào khác là phải hiểu người dùng và bạn phải viết nhiều đề trau dồi ngôn từ của mình thôi!
    • Tập trung nói đúng vấn đề người dùng đagn quan tâm, không lan man.
    4. TÍNH CHUYÊN GIA - “TÔI CÓ NÊN TIN BÀI VIẾT NÀY?”
    Nhiều bài viết SEO gặp tình trạng đưa ra thông tin/kết luận không có dẫn chứng, căn cứ rõ ràng, khiến người đọc không biết có nên tin hay không, đặc biệt là thông tin liên quan đến lĩnh vực sức khỏe.
    Đó là lý do bài viết cần đảm bảo “tính chuyên gia" trên 2 khía cạnh:
    • Thông tin đưa vào bài phải đúng, có dẫn chứng/nghiên cứu rõ ràng. Tốt nhất nên có sự kiểm định của 1 đơn vị thứ 3 uy tín để tăng tính khách quan.
    • Giọng văn phù hợp với định vị doanh nghiệp. Nếu là chuyên gia trong ngành thì phải đanh thép, chắc chắn,... Nếu là lĩnh vực mẹ và bé thì cần gần gũi, quan tâm,...
    5. YẾU TỐ THƯƠNG HIỆU - HỜI HỢT HAY NHỒI NHÉT?
    Cái “bệnh" của thương hiệu là rất thích khoe sản phẩm/dịch vụ của mình tốt, nhưng lại không để tâm đến việc người đọc có muốn nghe không, có tin tưởng những gì họ nói không.
    Điều này khiến người đọc không biết đâu là ưu điểm nổi bật của sản phẩm, thiếu lòng tin, cảm nhận mờ nhạt về thương hiệu. Thậm chí còn tạo ra phản ứng ngược, khiến người đọc cảm thấy quảng cáo quá đà, giảm niềm tin về thông tin đó… và cả những thông tin khác trong bài.
    Vậy, lồng thương hiệu như sao cho khéo:
    • Văn phong phù hợp với định vị và tính cách thương hiệu.
    • Sử dụng hình ảnh, video,... phù hợp với màu sắc thương hiệu để thể hiện sự chuyên nghiệp và tăng độ nhận diện
    • CTA (call to action) phù hợp với tâm lý của người đọc, có như vậy mới tạo ra chuyển đổi cao.
    • Educate (giáo dục thị trường) bằng những thông tin khoa học, khách quan đúng mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp bạn.
    • Đưa nội dung PR (truyền thông) về thương hiệu 1 cách tự nhiên, “cá nhân hoá" với từng đối tượng độc giả, không tham lam.
    Phạm Bình - Trông xe Partime lại SEONGON Agency, Fulltime là Content Marketing.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người