3 Yếu Tố Quyết Định Thành Công Trong Online Marketing

Thảo luận trong 'Chiến Lược Marketing' bắt đầu bởi Người đưa tin, 28/10/17.

  1. Sau bài viết hôm qua, mình nhận được thắc mắc, ý kiến của một số bạn. Trong đó, mình thấy hai ý kiến này rất thú vị:

    Website hay facebook đều có cái khó. riêng mình thấy Facebook vẫn có lợi thế hơn và cũng nên tập trung phát triển. Cuối cùng thì tưu chung lại thì vẫn là "pay to play"

    Website giờ còn khó gấp mấy lần fb, bán hàng đổ tiền Adwords mù mắt cũng ko hiệu quả

    Trước khi phản hồi ý kiến này, mình muốn chia sẻ quan điểm cá nhân của mình về 3 yếu tố quyết định thành công trong online marketing. Đó chính là..
    [​IMG]
    TRAFFIC – ENGAGEMENT – CONVERSION

    Rất xin lỗi vì dùng toàn Tiếng Anh nhưng các bạn nên thuộc nằm lòng 3 yếu tố này với tên Tiếng Anh luôn. Mình sẽ cố gắng giải thích cụ thể và dễ hiểu nhất.

    I. TRAFFIC
    1. Traffic là gì?
    “Traffic” xuất phát từ nghĩa gốc là “số lượng người, khối lượng hàng hoá được vận chuyển từ nơi này sang nơi khác”. Hay còn hiểu đơn giản là “sự đi lại, sự giao thông”.
    Trong thế giới online, khái niệm “traffic” thường được dịch là “lưu lượng truy cập”.
    Như vậy, khi nói traffic vào một website, một fanpage hay gì đi nữa, các bạn có thể hình dung là giao thông của những người đang online. Họ có thể ở bất cứ đâu: trên youtube, forum, facebook,v.v.. Và muốn online marketing tốt, chúng ta cần số lượng traffic càng nhiều càng tốt, càng chất lượng càng tốt.
    2. Tại sao chúng ta cần traffic
    Đơn giản thôi. Ví dụ, bạn mở một shop quần áo. Bạn sẽ muốn có nhiều người vào shop đó xem đồ. Chưa cần biết có mua hàng hay không, nhưng cứ phải càng nhiều người ghé thăm shop thì càng tốt (số lượng traffic). Và người ta đến với tâm thế có tiền, có nhu cầu mua hàng thì càng tốt (chất lượng traffic). Tương tự, bạn có một website. Bạn sẽ muốn càng nhiều người vào website càng tốt. Rất đơn giản và dễ hiểu, nhỉ?
    3. Làm thế nào để có traffic
    Có một bạn comment trong bài viết trước của mình như thế này: “Vấn đề lấy traffic từ đâu mới quan trọng”. Câu này đúng, nhưng hơi thừa. Giải thích thì hơi dài dòng, mình chắc phải để dành sang bài viết khác. Nôm na là traffic ở khắp mọi nơi, việc còn lại là bài toán branding và tracking. Quan trọng là điều hướng traffic về đâu và làm cách nào để tăng engagement và conversion. Đó là hai khái niệm mà mình sẽ đề cập ngay sau đây.

    II. ENGAGEMENT
    1. Engagement là gì?
    “Engagement” mang nghĩa gốc là sự cam kết, sự hứa hẹn. (“engagement ring” là nhẫn đính hôn đó).
    Một số tài liệu về online marketing dịch là “tương tác” thì cũng được. Nhưng tốt nhất là cứ ghi nhớ từ “engagement” với nghĩa gốc như vậy. Engagement thể hiện ở những hành động share, like, comment,v.v.. với nội dung của webite hoặc fanpage. Vẫn lấy ví dụ về shop quần áo. Engagement thể hiện ở việc khách ghé thăm shop và thử quần áo, hỏi giá chiếc này chiếc kia. Và nếu shop có một góc với background đẹp đẹp thì khách sẽ chụp ảnh cùng góc đó và up ảnh lên facebook khoe bạn bè.
    2. Tại sao chúng ta cần Engagement
    Trong thế giới online marketing có thuật ngữ “bounce rate” (tỉ lệ thoát trang) để ám chỉ tỷ lệ khách truy cập đã vào và rời khỏi website ngay sau đó thay vì tiếp tục xem các trang khác trong cùng một website đó. Chúng ta cần engagement để phân tích hiệu quả lưu lượng truy cập của một website dựa trên bounce rate.
    Hiểu đơn giản rằng có traffic đến website là điều kiện cần rồi, nhưng điều kiện đủ là phải có engagement. Khi có engagement, ít ra đã có sự gắn kết nhất định giữa những người ghé thăm (vistor) với nội dung (content) của trang web hoặc fanpage đó.
    Bạn cần làm gì nếu một shop mở ra và người vào xem đông như trẩy hội, nhưng chẳng ai thèm hỏi giá, vào ngó nghiêng tí rồi ra luôn?
    3. Làm thế nào để có Engagement
    Tiếp tục với câu hỏi phía trên. Câu trả lời là:
    Lúc đó chúng ta sẽ cần xem lại cách bài trí mặt hàng trong shop đã hợp lý hay chưa, sản phẩm đã đủ thu hút khách hay chưa và rất nhiều thứ khác. Mục đích cuối cùng là để khách ở lại shop lâu hơn chút nữa. Vẫn chưa cần biết là có mua hay không, cứ phải ở lại lâu chút để nhân viên có dịp tư vấn, đặng còn chốt sale chứ lị.
    Tương tự như vậy, để tăng engagement trên website chẳn hạn, chúng ta cần xem lại cách bố trí các mục lớn, mục nhỏ. Nội dung có hữu ích với khách không. Tốc độ load trang có nhanh không. Rất nhiều thứ cần để tối ưu.

    III. CONVERSION
    1. Conversion là gì?
    “Conversion” là mang nghĩa gốc là sự biến đổi, sự chuyển đổi (động từ là “convert). Conversion rate (CR) là chỉ số đo việc những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thật sự khi họ mua một món hàng hay dịch vụ của bạn. Đó là sự chuyển đổi từ khách xem hàng trở thành khách mua hàng.
    CR được tính bằng phần trăm của khách mua hàng (buyer) so với tổng lượng khách ghé thăm (visitor).
    2. Tại sao chúng ta cần Conversion
    Điều này thì hiển nhiên rồi. Không ai muốn mở một shop ra để người ra người vào tấp nập (traffic tốt), sờ sờ nắn, hỏi han đủ kiểu (engagement tốt) nhưng cuối ngày tổng kết thì lại chẳng bán được cái gì (convserion quá tệ).
    Tuy nhiên, conversion trong thế giới online bây giờ đã được hiểu rộng hơn. Không chỉ đơn thuần là hành động mua hàng nữa, mà còn có thể là hành động khách click vào nút “subscribe”, “follow”, “download” và để lại thông tin liên lạc của mình.
    3. Làm thế nào để có Conversion
    Câu trả lời nằm ở việc thiết kế những sale funnel (phễu bán hàng) và phân bổ chúng hợp lý để dẫn dắt khách hàng. Chứ không phải chỉ nằm ở việc chạy ads giá rẻ.
    Đây là vấn đề nan giải nhất trong bối cảnh online marketing ở Việt Nam đang còn rất lộn xộn. Người người chỉ chăm chăm kéo traffic, tăng engagement bằng những thủ thuật giật tít, câu like, tạo nick ảo, spam tin nhắn/comment,v.v..

    Như vậy, đây là phản hồi của mình với hai ý kiến ở đầu bài viết:
    Website hay Facebook đều có cái khó.
    Website giờ còn khó gấp mấy lần Facebook.
    Đây mới chỉ là khởi đầu của thay đổi trong Facebook. Sau này sẽ khó hơn gấp bội. Nếu khéo léo điều hướng mọi nguồn traffic, đặc biệt từ facebook vào website thì mới tạo lợi thế lâu dài. Ngoài ra, không hẳn là "pay to play" mà chính xác hơn là "free to play", "pay to win". Nếu mọi người chơi game dạng "freemium" (đặc biệt là game mobile) thì sẽ hiểu.
    Chính cái suy nghĩ đổ tiền Adwords, Facebook Ads là bán được hàng là nguyên nhân gây khó khăn cho chúng ta. Facebook, Google hay bất kỳ kênh online nào khác chỉ là nguồn traffic thôi.

    Và như ở bài viết trước đã đề cập, hãy dần “chuyển nhà” sang website để chủ động tối ưu Conversion. Cá nhân mình đang dùng Thrive Themes để tối ưu nhất cho website.
    Mã:
    http://bit.ly/thrivenew
    Hi vọng qua bài viết này các bạn đã có cái nhìn tổng quát và hiểu rõ hơn về “Traffic – Engagement – Conversion”. Với việc Facebook thay đổi thuật toán liên tục, đã đến lúc phải tìm về giá trị cơ bản nhất của marketing. Mình sẽ viết thêm về chủ đề này trong thời gian tới.

    Hãy like, comment, share bài viết này để mình có thêm động lực viết thêm những bài khác trong chuỗi bài với chủ đề “Online Marketing: Back To Basic” nhé! [​IMG];)

    Tú Michael – Marketing Artist
     

    Các file đính kèm:

    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. gaunhoibomhn

    gaunhoibomhn Member

    Mình đang tìm hiểu về facebook, mình vẫn chưa hiểu làm thế nào để biết chi phí ngân sách mình chạy cho chiến dịch đó là tốt là đã tối ưu mang lại hiệu quả ấy. Bạn có thể giải đáp giúp mình được không
     

Chia sẻ SEO tới mọi người