19 CÂU HỎI ĐÁP BÁC SĨ VỀ BỆNH CẢM CÚM, VIÊM MŨI DỊ ỨNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ

Thảo luận trong 'Bệnh Học' bắt đầu bởi Liberty, 21/9/18.

  1. Liberty

    Liberty Member

    [​IMG][​IMG][​IMG]Các mẹ nhớ share về tường để phòng khi cần đến là có thể vào xem con mình thuộc tình trạng nào, cách xử lý ra sao mẹ nhé!

    1. Nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng . Ở độ tuổi nào mắc bệnh này nhiều nhất thưa bác sỹ.

    Trả lời: Viêm mũi dị ứng là một bệnh hay gặp nất vào lúc giao mùa biểu hiện bằng các biểu hiện ngứa mũi, ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi trong …Tuổi nào cũng có thể mắc nhưng thường gặp hơn ở trẻ 5-6 tuổi trở lên vì tuổi đó trẻ còn nhiều hoạt động ở cộng đồng, xã hội. Mà viêm mũi dị ứng có nguyên nhân từ môi trường rất nhiều (bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa, v…v.)
    ---------------
    [​IMG]

    2. Phương pháp điều trị viêm xoang hiệu quả nhất cho trẻ trên 2 tuổi ?

    Trả lời: Trẻ 2 tuổi chưa hình thành xoang mặt vì thế mẹ không cần lo lắng bé bị viêm xoang.
    ----------------

    3. Vì sao bệnh viêm xoang thường tái phát và nặng hơn vào mùa đông, thưa bác sỹ?

    Trả lời: Bệnh viêm xoang là bệnh nhiễm khuẩn dị ứng về mùa đông nhất là lúc giao mùa vi khuẩn và virus bệnh hô hấp sinh sôi nhiều. Cơ thể dễ nhiễm bệnh vì thế các bệnh viêm mũi xoang hay gặp nhiều vào mùa đông.
    -----------------

    4. Bé mới đi học mẫu giáo, hầu như tháng nào cũng bị sổ mũi, ho. Em lo ngại trẻ phải dùng kháng sinh nhiều sẽ bị kháng thuốc, xin bác sỹ cho lời khuyên?

    Trả lời: Bé mới đi học mẫu giáo, hay bị sổ mũi và ho. Mẹ chỉ cho bé dùng kháng sinh khi có biểu hiện nhiễm khuẩn rõ rang và có chỉ định của bác sỹ khám bệnh. Đôi khi hiện tượng xuất tiết mũi là hiện tượng tự bảo vệ của hệ thống niêm mạc mũi họng, không nên dùng kháng sinh mà chỉ cần xịt, rỏ mũi bằng các loại nước muối NaCl9%o hoặc nước khoáng biển kết hợp với chút thuốc ho dị ứng như Coje ho là đủ. Ở tuổi này các bé rất hay bị viêm Va, Amidan; mẹ cần cho khám bác sỹ để có lời khuyên phù hợp.
    -----------------

    5. Bé 3 tuổi, mỗi lần bị sổ mũi thường kèm theo triệu chứng mắt đổ nhiều ghèn, xin bác sỹ giải thích nguyên nhân và cách điều trị.

    Trả lời: Bé 3 tuổi khi sổ mũi hay kèm ghèn mắt. Rất có thể cháu có biểu hiện viêm mũi dị ứng kết hợp với viêm kết mạc dị ứng. Để chẩn đoán chính xác cần cho bé khám tại cơ sở y tế có chẩn đoán và điều trị phù hợp.
    -----------------

    6. Bé bị ho, sổ mũi, sốt 2-3 ngày nay, uống hạ sốt có đỡ nhưng sau đó lại bị sốt lại. Mong bác sỹ tư vấn cách điều trị.

    Trả lời: Cháu ho sổ mũi 2-3 ngày, uống thuốc hạ sốt có đỡ nhưng sau sốt lại. Ho – sốt – chảy mũi là triệu chứng của nhiều bệnh trong đó có nhiễm khuẩn hô hấp cấp.Dùng thuốc hạ sốt có đỡ thì đó chỉ là điều trị triệu chứng. Còn nguyên nhân gây ho, sốt, chảy mũi chưa được xác định để điều trị, vì thế nên hết thời gian tác dụng của thuốc hạ nhiệt bé sẽ sốt lại. Mẹ cần cho bé đi khám tại cơ sở y tế để có chẩn đoán và điều trị thích hợp. Nhưng lưu y khi trẻ sốt trên 38 độ C cần dùng thuốc hạ nhiệt phù hợp với cân nặng để đề phòng trẻ co giật nguy hiểm. Cháu cần được khám tại cơ sở y tế vì các cháu dưới 3 tuổi hay bị viêm VA, Amidan cấp tính.
    -----------------

    7. Có bác sỹ khuyên khi bị viêm tai giữa không cần thiết phải dùng kháng sinh, trẻ sẽ tự khỏi. Điều này có đúng không thưa bác sỹ, vì bé nhà em rất hay bị viêm tai giữa, mỗi lần như vậy phải dùng cả kháng sinh đường uống và thuốc nhỏ tai.

    Trả lời: Đúng là viêm tai giữa chưa cần thiết dùng kháng sinh ngay, chỉ dùng khi nội soi tai có hình ảnh ứ đọng dịch đục trong hoàn nhĩ, đa phần viêm tai giữa cấp do virus. Khi đó dựa vào hình ảnh nội soi tai bác sỹ sẽ tư vấn chưa cần thiết dùng kháng sinh ngay.

    Viêm tai giữa cấp ở trẻ em đa phần là do biến chứng của viêm mũi họng, viêm VA, Amidan, cần xác định nguyên nhân viêm tai giữa để điều trị triệt để thì bệnh mới không tái phát.
    -----------------

    8. Vì sao trẻ bị sổ mũi kéo dài lại dẫn đến viêm tai giữa? Nếu bị viêm tai giữa tái đi tái lại có ảnh hưởng nhiều đến thính giác của trẻ không thưa bác sỹ?

    Trả lời: Sổ mũi kéo dài thường là biểu hiện của viêm VA. Khi VA bị viêm, vi khuẩn qua đường vòi nhĩ thông từ họng lên vòm tai (tai giữa) gây viêm tai giữa. Nếu bị tái đi tái lại, tai có dịch sẽ ảnh hưởng đến dẫn truyền âm thanh gây nghe kém dẫn truyền ở trẻ. Để giải quyết vấn đề này đôi lúc cần phải nạo VA cho trẻ.
    ---------------

    9. Mùa hè, bé nhà em rất thích ăn các thực phẩm mát như hoa quả để tủ lạnh, nước mát, kem, chè...Ăn nhiều đồ lạnh như vậy có dẫn đến viêm họng không thưa bác sỹ?

    Trả lời: Về mùa hè, cơ thể sẽ mất nước nhiều vì ra mồ hôi để điều chỉnh thân nhiệt. Do vậy, nhu cầu cần bổ sung nước rất cần thiết nhưng lưu ‎y chỉ cần bổ sung nước mát, hoa quả để mát; không nên uống nước lạnh, hoa quả để lạnh vì cơ thể trẻ rất nhạy cảm, rất dễ nhiễm lạnh gây viêm họng khi ăn uống đồ lạnh.
    ---------------

    10. Trẻ 6 tuổi bị viêm xoang nên ăn gì và không nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi thưa bác sỹ?

    Trả lời: Viêm xoang muốn nhanh khỏi thì cần tuân thủ y lệnh của bác sỹ, việc rửa mũi đúng phương pháp hàng ngày để làm sạch hốc mũi và các lỗ thông xoang. Để dịch trong xoang có đường thoát ra ngoài là rất quan trọng, kết hợp với thuốc loãng dịch, kháng viêm … theo đường uống.

    Ngoài ra nếu bác sỹ kết luận viêm xoang do dị ứng thì những nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, tôm, cua .. tránh cho trẻ ăn. Nếu khi trẻ ăn có biểu hiện dị ứng thì nên ngừng ăn những thực phẩm đó. Ngoài ra, cần bổ sung đủ nước uống hàng ngày (nhất là vào mùa hè, nóng bức) thì dịch tiết cũng sẽ loãng ra, dễ xuất tiết ngoài ra cũng góp phần cho bệnh nhanh khỏi.
    ---------------

    11. Bé 5 tuổi, hay bị sổ mũi, và sau đó ho có đờm. Em nên phòng bệnh cho bé như thế nào, có cách nào tăng sức đề kháng cho con không ạ? Trường hợp này có cần dùng kháng sinh không thưa bác sỹ? Nếu không dùng kháng sinh thì cần theo dõi như thế nào, sau bao lâu trẻ sẻ tự khỏi bệnh?

    Trả lời: Trẻ 5 tuổi hay bị sổ mũi, ho có đờm. Nếu các biểu hiện trên hay xuất hiện khi thay đổi thời tiết … có thể là cháu bị viêm dị ứng mũi họng. Trường hợp không sốt, dịch mũi trong, không cần dùng kháng sinh. Để phòng bệnh nên dùng vaccine phòng bệnh cho trẻ, vệ sinh cá nhân, môi trường sống. Ngoài ra cần tránh các yêu tố gây dị ứng như khói thuốc lá, bếp than, lông chó mèo, bụi rậm và các loại thực phẩm dễ gây dị ứng.

    Có thể cho trẻ uống chút Coje loại dùng cho sổ mũi kết hợp làm thông thoáng hốc mũi bằng NaCl9%o hoặc nước khoáng biển sâu như: Humer, Sterimas có bán ở thị trường.
    ---------------

    12. Trẻ 3 tuổi bị hắt hơi, sổ mũi, kèm sốt.Bé uống thuốc bị đi ngoài, liệu có thay thế bằng coje cảm cúm được không thưa bác sỹ.

    Trả lời: Trẻ 3 tuổi bị hắt hơi, sổ mũi, sốt. Đây là biểu hiện của viêm cấp mũi họng, tuy nhiên >50% viêm mũi họng cấp có nguyên nhân là virus, vì thế không dùng kháng sinh có thể dùng được Coje cảm cúm mỗi ngày 15ml chia 3 lần là đủ khi chưa có bội nhiễm vi khuẩn.
    --------------

    13. Trên mạng có chia sẻ phương pháp “bắt đờm” giúp điều trị sổ mũi, ho đờm, thậm chí viêm phổi mà không cần dùng kháng sinh. Bác sỹ có thể nói rõ hơn về phương pháp này không và trường hợp nào thì có thể áp dụng phương pháp này thưa bác sỹ.

    Trả lời: Cần lưu ‎ý các bà mẹ trên mạng xã hội không phải là kênh chính thống để tư vấn mọi vấn đề về bệnh tật, sức khỏe …. Đó là kênh tài liệu tham khảo.
    “Bắt đờm” cũng là cách quảng cáo sản phẩm của nhà sản xuất. Trong tài liệu giáo khoa về hướng dẫn điều trị cũng chưa có thuật ngữ này. Viêm phổi có rất nhiều nguyên nhân, có thể là vi khuẩn, có thể là virus, có thể là do nấm. Vì thế bác sỹ lâm sàng sẽ chẩn đoán hướng tới nguyên nhân gây viêm phổi mà lựa chọn điều trị thích hợp.

    Khi điều trị viêm phổi ở giai đoạn viêm long, trẻ sẽ ho có nhiều đờm, khi đó các thuốc điều trị có thuốc ho long đờm kết hợp với vỗ rung hàng ngày nhằm cho trẻ ho để tống dịch tiết trong đường thở ra ngoài, giúp trẻ dễ thở và bệnh mau khỏi.
    ----------------

    14. Bé 2 tuổi hay bị sổ mũi, viêm họng, ho có đờm, thường phải chạy khí dung để long đờm, điều này có hại gì không thưa bác sỹ.

    Trả lời: Sổ mũi, viêm họng, ho có đờm….là biểu hiện có vấn đề của đường hô hấp cần được xác định cụ thể là bệnh gì để điều trị phù hợp. Nếu do viêm VA mà làm trẻ sốt vặt >7,8 lần/năm thường xuyên ho, chảy mũi, thở miệng, ngủ ngáy, hay nôn chớ và nhất là có biến chứng viêm tai giữa, viêm phến quản …thì cần nạo VA cho trẻ thì mới giải quyết dứt điểm được. Vấn đề khí dung sẽ chưa phù hợp khi nguyên nhân gây các triệu chứng đó là do Va, Amidan. Việc rửa mũi, làm sạch hốc mũi thông thoáng đường thở sẽ là cần thiết cho bé hơn.
    ----------------

    15. Thưa bác sỹ, bé nhà em hơn 2 tuổi, ăn rất hay bị nôn trớ, mỗi lần trớ ra có dịch nhầy giống đờm, điều này có bình thường không?

    Trả lời: Nôn chớ ở trẻ 2 tuổi do nhiều nguyên nhân:
    1. Do đặc điểm cấu tạo phần dạ dày của trẻ nhỏ
    2. Do bệnh ly hô hấp trên đang mắc: viêm họng, viêm VA … do đang mắc các bệnh tiêu hóa.
    3. Do phương pháp cho ăn, mẹ hay ép trẻ ăn nhất là khi trẻ đang ốm, trẻ chống đối lại việc ép ăn gây ra nôn chớ. Việc lặp đi lặp lại cũng ảnh hưởng đến tâm l‎y trẻ gây nôn chớ do tâm ly.

    Cần xác định nguyên nhân gây nôn chớ để có biện pháp can thiệp phù hợp. Đường tiêu hóa từ miệng đến dạ dày có 1 lớp niêm dịch nhày trong để bảo vệ. Khi nôn chớ, dịch nhày cũng theo ra – đó là bình thường. Chỉ lo ngại khi nôn chớ các dịch có các màu bất thường: máu, dịch mật...
    ------------------

    16. Khi trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi, ngoài việc uống thuốc coje cảm cúm, có biện pháp nào kết hợp để trẻ nhanh khỏi bệnh hơn không thưa bác sỹ.

    Trả lời: Khi trẻ sổ mũi, ngạt mũi đó là biểu hiện phản ứng của cơ thể. Ngoài uống Coje cảm cúm có thể kết hợp dùng các thuốc co mạch phù hợp với tuổi bé như Otrivin 0.05%, Xylobalan 0.05% nhằm cho trẻ dễ thở bằng mũi và cho uống thường xuyên nước ấm. Thường bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày.
    -----------------

    17. Thời tiết nắng nóng, phải dùng điều hòa như thế nào để trẻ không bị sổ mũi, nghẹt mũi thưa bác sỹ.

    Trả lời: Thời tiết nắng nóng, cho trẻ ở phòng điều hòa không nên để nhiệt độ quá thấp chỉ nên để 26-27 độ C. Tránh đột ngột chạy ra chạy vào phòng nhiều và uống nhiều nước. Ngoài ra có thể nhỏ NaCl9%o ngày vài ba lần để tránh khô mũi.
    ---------------

    18. Việc dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi và hút mũi hàng ngày cho trẻ có ảnh hưởng gì đến niêm mạc mũi không, thưa bác sỹ.

    Trả lời: Việc dùng NaCL9%o thường xuyên hàng ngày cho trẻ là không cần thiết. Rửa hút mũi chỉ thực hiện khi mũi có nhiều dịch tiết đặc khiến trẻ phải thở bằng miệng. Nếu hút rửa thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến lớp niêm dịch bề mặt của niêm mạc mũi.
    ----------------

    19. Bé nhà e 30 tháng,thường xuyên bị sổ mũi,khụt khịt trog mũi suốt,ho có đờm. Đi khám bác sĩ nói bị viêm mũi họng. Uốg thuốc tây 10 ngày rồi ngưng, nhưng vẫn còn ho đờm, khịt trog mũi. 1 tuần sau bệnh tái lại ạ. Bác sỹ cho em lời khuyên ạ.

    Trả lời: Bé 30 tháng tuổi thường xuyên chảy mũi trong, ho khò khè lặp đi lặp lại liên tục. Đây là biểu hiện của viêm dị ứng hô hấp cần cho bé khám để xác định nguyên nhân dị ứng để điều trị phù hợp mới hạn chế tái phát bệnh.
    -----------------

    Nếu mẹ có câu hỏi cần tư vấn bác sĩ, để lại comment bên dưới bài viết, Coje sẽ chuyển tới bác sĩ giải đáp giúp mẹ nhé!
     

    Các file đính kèm:

    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. con mình năm nay 4 tuổi mà tháng nào cũng bị sổ mũi ho mua thuốc tăng sức đề kháng cũng không mấy hiệu quả
     

Chia sẻ SEO tới mọi người