VỐN Ở ĐÂU - NHẬN THẾ NÀO?

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Liberty, 22/11/17.

  1. Liberty

    Liberty Member

    Câu chuyện khát vốn không phải là câu chuyện hiếm gặp ở Startup, tuy nhiên không thể "BẠ ĐÂU NHẬN ĐÓ".

    CẦN:

    1. Xác định nguồn vốn đang ở đâu
    2. Nắm được các con đường (hợp pháp) để tiếp nhận vốn và hiểu được lý do đầu tư đằng sau sân khấu.

    Đừng thắc mắc tại sao 1 số nhà đầu tư lại chọn con đường có vẻ "vòng vèo" thay vì "xuống tiền" trực tiếp mà hãy hiểu và cùng nhau kiến tạo thương vụ có lợi cho cả đôi bên.

    3. Biết tự bảo vệ bản thân khi tiếp nhận vốn.

    Của biếu là của lo,
    Của cho là của nợ,
    Của đầu tư là của...đôi bên.

    Nhận vốn đầu tư không đơn giản là nhận một cục tiền, nó là việc khởi đầu cho một công cuộc kinh doanh lâu dài. Hiểu và có trách nhiệm với việc nhận vốn là cách để tồn tại và phát triển đột phá khi tiềm năng của Startup tại thời điểm ban đầu là vô cùng giới hạn.

    ---------------

    [​IMG]✔️VỐN ĐANG Ở ĐÂU?

    Phần lớn các Startup Việt Nam bắt đầu bằng “vốn tự có”, đó là công sức của người sáng lập, nôm na là “lấy công làm lời”. Rồi sau đó là vốn từ gia đình, bạn bè hay những người cùng mục tiêu kinh doanh để song hành cùng nhau, thậm chí là vốn từ các cuộc thi, giải thưởng về khởi nghiệp, Startup đang được tổ chức khá phổ biến.

    Từ đó, các NĐT “thiên thần” (Angel Investor) bắt đầu xuất hiện. Nguồn vốn này thường được đưa vào Startup một cách nhanh, gọn, đơn giản, chấp nhận rủi ro cao nhưng thường gặp vấn đề về giới hạn tiềm lực vốn cũng như khả năng hỗ trợ khác cho việc phát triển của Startup. Ở các giai đoạn tiếp theo, nguồn vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital), quỹ đầu tư vốn tư nhân (Private Equity)… hoặc tiến tới phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (Initial Public Offering) là nguồn vốn phổ biến mà Startup hướng tới.

    Bên cạnh các nguồn vốn trên, không ít các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn cũng đang “bơm” vốn vào Startup hoặc mua lại dự án tiềm năng để nắm quyền chi phối hoặc xây dựng Startup thành công ty con trong hệ sinh thái kinh doanh của mình. Cũng không loại trừ một số thương vụ M&A vào Startup là để thực hiện mục tiêu sáp nhập ngược lại vào công ty đã niêm yết hoặc là chiến lược nhằm kiểm soát thị phần.

    [​IMG]✔️NHẬN VỐN NHƯ THẾ NÀO?

    Toàn bộ cơ chế đầu tư – nhận vốn của Startup đều cần thực hiện đúng quy định để hạn chế rủi ro pháp lý và đảm bảo uy tín đầu tư – kinh doanh. Việc tiếp nhận vốn có thể thông qua các khoản vay chuyển đổi, phát hành thêm cổ phần, NĐT nhận chuyển nhượng lại từ các cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp hoặc hai bên hợp tác kinh doanh phát triển dự án (NĐT không trở thành cổ đông).

    Đối với NĐT nước ngoài đầu tư vào Startup, cơ chế pháp lý và thủ tục hành chính vẫn là một vấn đề trở ngại chính trong các thương vụ đầu tư hiện nay. Đơn cử như chuyện đầu tư thông qua khoản vay chuyển đổi, đến thời điểm chuyển đổi khoản vay thành cổ phần, trên thực tế, NĐT nước ngoài phải thực hiện thủ tục đầu tư gián tiếp (đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua vốn góp vào doanh nghiệp tại Việt Nam) với cơ quan nhà nước để có quyền sở hữu chính thức. Việc này nếu đúng quy định thông thường thì NĐT nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam (INCA) và cho dòng tiền “chạy” qua đó, nếu không thì việc chuyển lợi nhuận về nước sau này sẽ có thể phát sinh các rắc rối về thủ tục.

    Hiện nay nhiều NĐT nước ngoài linh hoạt bằng việc thông qua việc sử dụng các phương pháp ủy thác đầu tư cho NĐT trong nước để tiếp cận thị trường, thăm dò Startup mục tiêu và nhờ đó đảm bảo tiến độ đầu tư. Thêm vào đó, Startup (đặc biệt là các Startup về công nghệ) cũng thường được yêu cầu thành lập tại các quốc gia có chính sách hỗ trợ và ưu đãi hơn Việt Nam, NĐT làm việc với các pháp nhân “ngoại” này trong khi dự án vẫn được tiếp tục phát triển. Tất nhiên rủi ro đầu tư và pháp lý là có, nhưng đó là thỏa thuận của các bên và cho đến nay chưa có nhiều vụ kiện cáo về vấn đề này.

    [​IMG]✔️SÁNG TẠO TRONG VIỆC GỌI VỐN, CÓ CẦN CẨN TRỌNG?

    Đối với những hình thức gọi vốn mới có thể chưa được pháp luật điều chỉnh cụ thể như ứng dụng công nghệ gọi vốn cộng đồng (crowfunding platform) hay huy động thông qua giao dịch tiền điện tử (Initial Coin Offering -ICO), Startup cần cẩn trọng về trách nhiệm pháp lý, ví dụ như bị quy là lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu chẳng may Startup thất bại – không có khả năng chi trả cho người góp vốn. Sẽ có nhiều hình thức để NĐT và Startup có thể hợp tác về vấn đề nguồn vốn để phát triển dự án, “luật chơi” do các bên thiết lập miễn sao không trái với luật pháp.

    Cơ chế đầu tư vào Startup đang và sẽ được Chính phủ khuyến khích và tạo cơ chế, ví dụ sẽ có thêm những ưu đãi đặc thù để NĐT dần xem đây là kênh đầu tư chính thức, nhưng Startup hãy chủ động trên con đường tìm kiếm nguồn lực của mình, trong đó có vốn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của mình.

    MINH LAM
    Founder & CEO | LP INVESTMENTS
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...