Nên và không nên trong các cuộc trao đổi với nhân viên

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi tháng 10, 13/10/17.

  1. tháng 10

    tháng 10 Member

    Hãy làm một phép thử, người lãnh đạo thông báo những thông tin tốt đẹp và triển vọng phát triển tốt đẹp của công việc. Anh ấy nói hăng say với ánh mắt ngời sáng và mọi người cùng tin tưởng vào tương lai đó. Nhưng ngay sau đó, anh ấy thông báo những thông tin trái ngược. Chắc chắn là những ánh mắt ngơ ngác, những đôi mắt trống rỗng, thất vọng. Vì vậy, cho dù tình hình như thế nào thì người lãnh đạo cũng không nên tạo mầu hồng thái quá trong quá trình trao đổi công việc với nhân viên.

    Với gần 25 năm công tác, tôi luôn đánh giá cao sự trao đổi cởi mở, trung thực giữa lãnh đạo và nhân viên. Tuy rằng, chính tôi cũng nhiều lần nuốt trái đắng và qua đó học được cách xây dựng mối quan hệ và có những cuộc trao đổi mang tính xây dựng hơn với nhân viên. Xin chia sẻ lại 7 kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được, đó là:

    1. Cần chuẩn bị nội dung làm việc trước và xem lại trước khi làm việc với nhân viên.

    Thường các sếp rất bận và tôi cũng vậy nên nhiều khi thiếu sự chuẩn bị trước. Khi trao đổi với nhân viên về kết quả làm việc, tôi đã không đưa ra được những dẫn chứng cụ thể và làm họ không tâm phục. Chính vì vậy tôi luôn dành từ 10 đến 15 phút chuẩn bị trước khi họp và viết kịch bản vào sổ tay.

    2. Nếu là buổi làm việc để nhắc nhở hoặc chấn chỉnh, thường tôi chỉ chọn 3 điểm chính để trao đổi. Việc chọn nhiều vấn đề sẽ làm nhân viên mất nhiệt huyết hoặc bất mãn dẫn đến hiệu quả trao đổi không cao.

    3. Buổi nói chuyện nên tập trung vào vẫn đề chính. Trong các buổi trao đổi khó khăn, thường lãnh đạo trao đổi lòng vòng hoặc lan man để làm giảm nhẹ nội dung trao đổi. Nhưng chính điều này lại làm cho nhân viên cảm thấy thiếu thuyết phục.

    4. Tránh áp đặt và cần sự thấu hiểu. Rất nhiều trường hợp tôi đã rơi vào định kiến là họ không thể làm tốt và không chấp nhận hợp tác với người nhân viên đó. Nhưng cuối cùng, chính họ đã chứng minh là họ thay đổi và làm rất tốt công việc buộc tôi phải thay đổi quan điểm của mình.

    5. Hãy để nhân viên đề xuất ra cách giải quyết vấn đề của họ. Cách này không chỉ an toàn cho sếp vì có thể cách của sếp không phù hợp với khả năng của nhân viên mà còn đào tạo tính chủ động sáng tạo cho nhân viên.

    6. “Hãy đi đôi giầy của họ”. Làm lãnh đạo, chúng ta nên hiểu hoàn cảnh và bối cảnh của sự việc thì mới giúp nhân viên hoàn thiện được bản thân tốt hơn. Hãy mở lòng và lắng nghe họ nói.

    7. Hãy để nhân viên thấy một chút từ bi hỉ sả. Đối với buổi trao đổi khó khăn, sự từ bi giúp câu chuyện trao đổi trung thực và công bằng hơn. Buổi nói chuyện với không khí xây dựng và vui vẻ sẽ tạo cảm giác tích cực làm cho nhân viên dễ tiếp thu và muốn thay đổi hơn.

    Những cuộc trao đổi khó khăn không bao giờ dễ dàng hoặc thú vị và thường có những phản ứng khó lường. Tuy nhiên người lãnh đạo vẫn phải đối mặt và vượt qua. Vì vậy, sau mỗi buổi trao đổi, chúng ta nên ngồi lắng lại để suy nghĩ về những kinh nghiệm này. Xem xét lại những gì mình đã làm tốt, những gì cần cải thiện và những gì cần làm khác đi. Với tinh thần cở mở, thẳng thắn và minh bạch sẽ luôn giúp chúng ta giải quyết tốt những buổi trao đổi khó khăn.
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...