McDonald’s – Bán Burger chỉ để kiếm tiền xài vặt

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Bằng Mã, 11/5/17.

  1. Bằng Mã

    Bằng Mã Member

    Dù tiêu đề có lẽ hơi phóng đại – Vâng, phóng đại để thu hút sự chú ý, nhưng nếu xem xét và so sánh thật kỹ và cộng vào một chút hài hước thì có lẽ nó vẫn chấp nhận được.

    Nếu nói đến McDonald, ai cũng biết nó là một thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng nhất nhì thế giới, nhưng không phải ai cũng biết điều gì mới thực sự tạo nên tập đoàn McDonald. Vậy nếu McDonald’s bán burger để kiếm tiền tiêu vặt thì họ làm giàu từ đâu???

    Có một lần, Kroc Ray – nhà sáng lập McDonald’s Realty Corporation – hay còn được người Úc gọi là Maccas, đã hỏi một nhóm sinh viên MBA rằng “các bạn có biết tôi đang kinh doanh cái gì không?”. Tất cả điều trả lời “Tất nhiên, bánh harmburger”. Ray trả lời “Không, chúng tôi kinh doanh bất động sản”. Câu trả lời không chỉ làm bất ngờ nhóm sinh viên MBA đó mà còn rất nhiều người khác nữa.

    Câu chuyện bắt đầu vào năm 1950, cựu CEO của McDonald’s là Harry Sonneborn đã nhìn thấy được giá trị của McDonald’s không chỉ giới hạn tại việc bán bánh Hamburger, mà còn có thể từ bất động sản. 6 năm sau đó, 1956 McDonald’s Franchise Realty Corporation được thành lập với mục đích theo đuổi giá trị mà Sonneborn đề ra, bằng việc mua những khu đất nhiều khách vãng lai với giá rẻ và sau đó cho Franchisee – những người nhận nhượng quyền kinh doanh thuê lại với chi phí là phần trăm trên doanh thu, những ngày đầu là 5% và ngày nay có giao động từ 8.5% đến 15% tùy vào franchisee. Và vào tháng 12 năm 2015, những bất động sản của Maccas có giá trị $37.7 tỷ đô trên bảng cân đối và chiếm hơn 99% giá trị tài sản của công ty.

    Richard Adams, là một franchisee của Maccas và đang làm việc với tư cách là chuyên gia tư vấn cho những franchisees khác của Maccas, ông kể lại: “Một trong những nhà hàng của tôi tại trung tâm thương mại, Maccas trả cho trung tâm với giá là $2,400/tháng và sau đó cho tôi thuê lại với chi phí là 8.5% doanh thu. Có những năm doanh thu tăng đến mức 2 triệu đô một năm, có nghĩa là tôi phải trả cho Maccas $14,000 một tháng để thuê lại mặt bằng”.

    Sự thiên tài của CEO Sonneborn thời bấy giờ còn thể hiện qua việc Maccas thuê những tài sản bất động đó với lãi suất dài hạn và cố định – nghĩa là không thay đổi theo một khoảng thời gian dài đã thỏa thuận. Nhưng lại cho những franchisees thuê lại với chi phí giao động. Và tất nhiên, giá bán và doanh thu ngày càng tăng, dẫn đến doanh thu của Maccas từ những franchisees này ngày càng tăng trong khi chi phí của Maccas vẫn giữ gần như không đổi. Mô hình này đã giúp Maccas vận dụng dòng tiền (cash flow) rất hiệu quả và đang đóng vai trò trụ cột trong công việc kinh doanh của Maccas ngày nay. Cựu CEO Sonneborn đã từng phát biểu “Chúng tôi không thực sự đang hoạt động trong nghành thực phẩm, mà là bất động sản. Lý do duy nhất chúng tôi bán chiếc Hamburger 15 cents là bởi vì nó là thứ tạo ra nguồn doanh thu tốt nhất, từ đó những người thuê mặt bằng của McDonald có thể trả tiền thuê”.
    Bạn thấy không? Trong khi hầu hết những người kinh doanh nhà hàng ghét việc sở hữu mặt bằng vì nó ngốn quá nhiều vốn thì đối với McDonald, đó là một nguồn thu khổng lồ.

    Vậy nó khổng lồ đến mức nào? Dựa vào báo cáo tài chính năm 2014 của Maccas, doanh thu từ việc “kinh doanh mặt bằng” là 9.2 tỷ đô và lợi nhuận là 7.6 tỷ - tỷ lệ lợi nhuận là 82.7%.
    Vậy còn việc kinh doanh hamburger? Tuy doanh thu là $18.2 tỷ đô, nhưng lợi nhuận chỉ có 2.9 tỷ đô – tỷ lệ chỉ 16%. Bây giờ các bạn còn bảo tôi nói phóng đại nữa không? Maccas bán hamburger chỉ để kiếm tiền tiêu vặt.

    Thị hiếu khách hàng trên thế giới đang thay đổi, từ đó chứng kiến sự phát triển chóng mặt của những đối thủ như Chipotle hay Shake Shack – những nhà cung cấp thức ăn nhanh mà có lợi cho sức khỏe, McDonald cần phải thay đổi. Nhưng nhìn chung, McDonald vẫn còn đường thoát thân và phát triển dựa trên để chế bất động sản của công ty nếu như mảng burger bị khách hàng quay lưng và sụp đỗ. Bởi thế mới nói, sự đa dạng hóa nguồn thu không bao giờ là thừa thải.

    Câu hỏi mà tôi vẫn thích hỏi bản thân là “Where can I make money from?”. Lấy ví dụ, tôi hay tổ chức các buổi clubbing party cho người Việt và sinh viên châu Á ở Sydney. Thay vì bán vé cửa với giá $20, khi đó tôi cũng thu được một khoản kha khá. Nhưng tôi lại chọn cách cho khách hàng vào miễn phí và thoả thuận với chủ club về chi phí hoa hồng dựa trên doanh thu bán nước. Như thế, nguồn thu của tôi cao hơn so với bán vé và khách hàng lại tiết kiệm thêm tiền. Hệ quả khách hàng sẽ đến nhiều hơn, chủ club cũng sẽ vui vẻ tiếp nhận thoả thuận của tôi.

    McDonald’s qua những con số:

    - McDonald’s đã bán hơn 100 tỷ chiếc bánh Hamburger
    - McDonald’s xuất hiện hơn 100 quốc gia với hơn 36,000 nhà hàng
    - Trong 36,000 nhà hàng chỉ có 15% là được công ty trực tiếp quản lý và vận hành, 85% còn lại là Franchisees
    - Trong 36,000 nhà hàng, hơn 45% là tài sản của MCDonald, còn lại được McDonald thuê
    - 2014, IBISWorld dự tính McDonald chiếm hơn 16.8% thị phần trên toàn thế giới trong trong nền công nghiệp thức ăn nhanh. Trong khi Burger King – đối thủ trực tiếp của McDonald chỉ chiếm 4.6%

    Huynh Duong
    Sydney 10/5/2017

    Link bài viết:
    McDonald’s – Bán Burger chỉ để kiếm tiền xài vặt
     
    Last edited by a moderator: 18/5/17
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...