Nhiệt miệng là gì? Cách chữa trị nhiệt miệng hiệu quả nhất

Thảo luận trong 'Dược Phẩm' bắt đầu bởi Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh, 11/4/18.

  1. Nhiệt miệng là tên gọi theo dân gian, thực chất bệnh là viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là loét áp–tơ (aphthous ulcer). Biểu hiện của nhiệt miệng là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1–2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp. Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10–15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.
    [​IMG]
    Vết loét ở trong miệng lâu lành vì thường xuyên bị ướt do nước bọt, huyết tương rỉ ra từ vết thương không tạo được màng che phủ. Vì vậy, cách chữa rất hiệu quả là: bôi thuốc lên vết loét (phối hợp 4 loại thuốc: Sulfamethoxazon, Trimethoprim, Serathiopeptit và hoạt chất tạo màng ngăn) thuốc tạo thành màng đủ sức chịu được sự tấn công của nước bọt từ 6–8 giờ, cứ 6–7 giờ bôi thuốc 1 lần sẽ tạo được màng ngăn cách vết loét với nước bọt. Do thuốc tạo được màng bảo vệ (tương tự như băng bó vết thương ở ngoài da) và thuốc có tác dụng cản khuẩn–tiêu viêm-ngăn ngừa tái phát nên vết loét rất nhanh lành.
    [​IMG]
    Thực tế đã kiểm chứng: Chỉ sau 6–7 lần bôi thuốc là khởi lành vết loét, đặc biệt sau 1–2 lần bôi thuốc là ăn mặn đã không xót, trẻ em bú được ngay (do thuốc tạo màng ngăn phủ lên vết loét), lành vết loét sau 4-5 ngày bôi thuốc. Kết hợp điều trị bổ trợ bằng kháng sinh (nếu thấy cần thiết), uống vitamin, cải thiện tình trạng cơ thể, xem xét và điều chỉnh chế độ ăn uống–sinh hoạt–lao động …Tiếp tục trị nhiệt miệng khi bệnh tái phát lại thấy biểu hiện nhiệt miệng nhẹ dần và thưa dần rồi khỏi sau 4–5 đợt chữa toàn diện như trên.
    Các lần bị nhiệt miệng sau, không bôi thuốc ngay khi mới thấy vết loét mà để 2–3 ngày sau, khi đó vết loét rõ hẳn mới bôi thuốc thì tác dụng ngừa tái phát tốt hơn, còn tác dụng nhanh lành vết lở miệng không thay đổi. Mỗi lần bôi thuốc không cần nhiều, chỉ bôi một lượng thuốc vừa đủ kín vết loét, ngậm thuốc khoảng 15–20 phút, nếu nước bọt ứa ra nhiều thì nhẹ nhàng nhổ nước dãi và thuốc dư ra, nếu bình thường thì cứ sinh hoạt giao tiếp bình thường và sau 30 phút mới ăn uống. Không nên bôi thuốc thật nhiều vào rồi đi ngủ, vì khi ngủ không nuốt nước bọt màng tạo ra rất dày, dễ bong làm cho thuốc không có tác dụng. Do vậy nếu bôi thuốc vào buổi tối thì sau khi bôi được 2 giờ mới đi ngủ.


    Xem thêm: http;//nhietmieng.com



    Bác sĩ: Đỗ Hữu Thảnh


    Phản hồi xin được gửi về: ĐT 02283 926 483 – 01674 198 250 Email: thanh.do52@gmail.com
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. minhseo

    minhseo New Member

    những thuốc kia phải mua riêng từng loại hay thế nào hả bsĩ?
     
  3. Chỉ có 3 loại là có sẵn ở các cửa hàng dược, còn hoạt chất tạo màng gồm phức hợp nhiều loại thuốc thường dùng trong chữa dạ dày nên chỉ có thể mua được ở các xí nghiệp dược hoặc các cơ sở bán hóa chất. Vì vậy nếu bạn thấy cần sử dụng thuốc tạo màng ngăn chữa bệnh cho mình(vào trang: nhietmieng.com để tìm hiểu kỹ về phương pháp này) thì liên hệ với tôi, tôi sẽ gửi thuốc đã hoàn tán sẵn các loại thuốc trên theo đường bưu điện (hình thức COD)
     
Đang tải...