ĐỪNG SỐNG TRONG "CÁI AO LÀNG" CỦA MÌNH NỮA

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Khởi Nghiệp, 27/7/17.

  1. (1 bài viết dài, bạn sẽ không biết điều gì diễn ra khi bạn chưa đọc đến chữ cuối cùng.)

    Cái "ao làng", hay "cái giếng", những thuật ngữ nghe có vẻ lạ, nhưng thực chất đều có chung 1 nghĩa. Đó là vốn hiểu biết, vốn suy nghĩ của mỗi người. Nông cạn hay sâu rộng, đục hay trong, ít hay nhiều, là do mỗi người.

    Mỗi người chúng ta, đều có tầng hiểu biết riêng, được gọi là "cái giếng". Học rộng hiểu sâu thì cái giếng sâu và chứa được nhiều nước. Học nông hiểu cạn thì cái giếng vơi. Học những điều hay lẽ phải thì cái giếng chứa nhiều nước trong lành. Học toàn những điều không hay thì giếng đục ngầu nước đục.

    Mỗi người, lại sống trong 1 ngôi làng riêng - chính là môi trường sống, giới hạn tiếp xúc của mỗi người - Lan gọi nó là "cái ao làng". Đi nhiều thì biết nhiều, cái ao làng rộng hơn. Gặp gỡ giao tiếp nhiều, thì vốn hiểu biết lại càng tăng, cái giếng sâu hơn, cái ao làng lại càng rộng hơn.
    Hay nói cách khác, "cái ao làng" là cái vòng tròn giới hạn, bó buộc tầng suy nghĩ - hiểu biết của bản thân.

    Hiểu biết là do đọc nhiều sách, do đi nhiều nơi, do gặp gỡ nhiều người, do tiếp cận được nhiều nguồn thông tin mà có. Không phải cứ sống lâu hơn thì hiểu biết nhiều, mà là do sống sâu hơn.

    Có những người, tuy nhỏ tuổi mà đã đọc hàng trăm đầu sách, đi mấy chục nước, làm nhiều điều vĩ đại mà bao người ngưỡng mộ. Họ không ngừng đào sâu cái giếng của mình hơn, gia tăng nới rộng cái ao làng của mình hơn.
    Cũng có những người, già nửa đời người, nhưng suy nghĩ cũng chỉ hạn hẹp dưới túp lều với chiếc smartphone và những việc đâu đâu.

    Không hề có ý chê trách ai hết, bởi mỗi người đều có sự lựa chọn của riêng mình. Họ chọn cuộc sống nhàn hạ, đủ ăn đủ mặc, mà họ vẫn hạnh phúc, là Lan thấy vui rồi.
    Họ chọn khó khăn, thử thách, họ chọn mạo hiểm, mà họ vẫn hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống của họ, vậy là được rồi.

    Vậy nên, chúng ta không thể so sánh điều gì hết, càng không nên so sánh mình với người khác, thấy người thành công giỏi giang hơn mà ganh tỵ, thấy mình hơn người mà khinh khỉnh ta đây. Bởi xuất phát điểm của mỗi người khác nhau, nỗ lực của mỗi người khác nhau, và càng không thể so sánh phần đầu của mình với phần thân của người khác.

    Trong bài viết này, Lan chỉ muốn đề cập:
    Có những người rất giỏi, tuổi trẻ tài cao không thiếu,..
    Có những vùng đất rất đẹp - văn hóa, phong tục, con người, thiên nhiên,..
    Có rất rất nhiều nơi ta chưa đặt chân đến.
    Sống trên đời chỉ có 1 lần, cớ sao không sống cho trọn vẹn, cho thỏa 1 lần được sinh ra trên đời.

    Người Việt có câu :"Ở nhà nhất mẹ nhì con" quả không sai.
    Ngày xưa hồi bé xíu, Lan có cái giếng con con nông toẹt, Lan sống trong "cái ao làng" là ở nhà, ở làng xã, ở lớp của mình. Mình lúc nào cũng nhất - nhất - nhất.
    Lớn hơn 1 chút, ra trường huyện trường tỉnh học, sau 2 năm đi học, mình lại xây cho mình "cái ao làng" riêng. Hiểu biết nông cạn nhưng rất tự hào về bản thân.
    Lên Đại học, học trường tốp, thi điểm cao, nên mình lại tự xây cho mình "cái ao làng" riêng. Sau 1 năm lên Hà Nội, Lan nhận ra mình vẫn đang sống trong lớp vỏ mà mình tự xây, được gọi là "cái ao làng".
    Kiếm được nhiều tiền hơn, đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, đặc biệt khách hàng của mình lại toàn là chủ doanh nghiệp, những tầng lớp trung và thượng lưu, Lan nhận thấy "cái ao" của mình bé cỏn con, còn "cái giếng" của mình thì bé xíu.

    Ấy vậy mà chúng ta cứ như con ếch, mải mê kêu trong "cái giếng" của mình, không chịu lên bờ mà xem "trên đời này còn có con trâu nó dẫm bẹp mình" thì đến khi nào bản thân mới ngộ ra, đến khi nào đất nước, quê hương mới phát triển được.

    Chuyến đi vừa rồi, Lan gặp gỡ 2 người mà có lẽ là để lại ấn tượng trong Lan rất nhiều.
    1 người là giảng viên tiếng anh tại ĐH Bách Khoa HCM- 1 thầy giáo Việt với phong cách sống rất lịch thiệp, nhã nhặn. Thầy kể về những chuyến đi nước ngoài, phong cách và lối sống phương Đông, phương Tây,.. Thầy làm mình thấy như bị thôi thúc 1 điều gì đó,..
    Người còn lại là 1 doanh nhân Việt Kiều. Anh 35 tuổi nhưng trẻ như tầm 30, cũng vẫn phong cách vô cùng lịch thiệp đậm chất doanh nhân. Qua anh, mình biết về thành phố NewYork, thành phố Paris, đất nước Mĩ xa xôi, những dự án và hợp đồng triệu đô, những tòa lâu đài nguy nga với hàng thông và lò sưởi ngày giáng sinh,.. Ở đâu đó trên hành tinh này, người ta đang đi dã ngoại, đi vắt sữa bò và ăn bánh quy trong tiếng cười hạnh phúc. Lan muốn đi thật nhiều để học thật nhiều, để hiểu biết tăng, để sống sao cho đáng sống.

    Sau tất cả, Lan nhận thấy, mình cần phải cúi đầu mà học hỏi nhiều hơn, nỗ lực nhiều hơn. Không phải tự nhiên mà đất nước Nhật Bản - 1 cường quốc nổi tiếng bởi sự kiên cường, đoàn kết - họ lại có văn hóa cúi đầu chào nhau. Bởi mỗi khi cúi đầu trước người khác, họ được nhắc nhở về tinh thần khiêm nhường, luôn học hỏi người khác của tổ tiên truyền dạy lại.
    Tuổi nào cũng nên học hỏi, chia sẻ. Không cứ già hay trẻ. Không phải học xong mười mấy năm học, lấy hết bằng cấp này kia, mà được ngừng học đâu.

    ~ Rất lạ rằng, người ta thường không thể chấp nhận việc dừng học trên trường trước tuổi 23, nhưng lại dễ dàng chấp nhận việc dừng học suốt phần đời còn lại.

    Sống trên đời có 1 lần, hãy làm những việc có ích, hãy sống sao cho xứng đáng 1 lần được sinh ra. Đừng cứ mãi sống trong "cái ao làng" mà tự mình vẽ ra nữa.

    - Nguyễn Linh Lan -

    P/s: Quyết tâm nói tiếng anh như gió, và đi được ít nhất 30 nước trước tuổi 30.
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...