CSR – trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility)

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Atifresh, 24/10/17.

  1. Atifresh

    Atifresh Member

    CSR – trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility) ngày nay đang chuyển dịch sang một hình thái mới mà các nhà nghiên cứu đặt cho nó một cái tên là CSR 2.0 – Corporate Social Responsiveness, sự đáp ứng vai trò xã hội của doanh nghiệp.

    [​IMG]

    Ở hình thái CSR 1.0, người ra chú trọng đến đạo đức doanh nghiệp, và ở đó, doanh nghiệp được kỳ vọng đóng góp từ thiện để bù đắp cho các thiệt hại do hoạt động kinh doanh gây ra. Give back – trả lại cho xã hội, cho cộng đồng, một khoản từ lợi tức của doanh nghiệp để trả ơn cho cái việc họ “bóc lột” các bên liên quan để làm giàu. Để làm CSR, các doanh nghiệp đều lựa chọn đối tượng là các bên yếu thế, người nghèo, người tàn tật, người vùng sâu vùng xa, người gặp khó khăn do bão lũ, thiên tai…

    Còn ở hình thái CSR 2.0, doanh nghiệp có một chính sách chủ động, cởi mở, chân thành, linh hoạt đối với các vấn đề xã hội mà họ có thể tham gia giải quyết một phần. Ngay trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp kết nối chặt chẽ với các bên liên quan để hiểu và đáp ứng nhu cầu và lợi ích của họ, lồng ghép các hoạt động mang tính thiện nguyện này vào hoạt động kinh doanh, hoạt động CSR trở thành một phần không thể tách rời trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.

    Ở Hoa Kỳ có một thương hiệu giày là TOMS – Tomorrow Shoes, được mệnh danh là “giving company”, bởi vì nó được sinh ra với mô hình cứ mỗi đôi giày được bán ra là tặng một đôi cho người không có giày để đi. The Body Shop là một ví dụ kinh điển khác nữa, nơi mà mọi sản phẩm đều được sản xuất bằng các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, không phải thử nghiệm trên động vật, và đặc biệt là mua từ các nguồn đảm bảo thương mại công bằng cho người yếu thế. Với các doanh nghiệp này, đối tượng CSR chính là đối tượng của các hoạt động kinh doanh.

    Ở Việt Nam, có VPBank đang làm CSR 2.0 với đối tượng CSR là startups. Chương trình Up@VPBank thoạt đầu nghe đơn giản thôi, đó là tạo điều kiện cung cấp chỗ ngồi miễn phí cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong không gian làm việc chung trên tầng 21 của chính trụ sở của họ trên đường Láng Hạ. Tuy nhiên, không phải chỉ có thế, Up@VPBank thực ra là bước đi đầu tiên trong kế hoạch xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp, nơi các fin-tech (công nghệ trong lĩnh vực tài chính) và các startups trong lĩnh vực sáng tạo khác được hỗ trợ phát triển, được đào tạo, được coaching và tư vấn phát triển sản phẩm, hỗ trợ kêu gọi vốn đầu tư. Nếu theo sát ngân hàng này, có thể thấy chính họ đang phát triển một trung tâm công nghệ về fin-tech, thu hút hàng trăm kỹ sư và các nhà hoạch định chiến lược sản phẩm công nghệ.

    Như thế, Up@VPBank không phải đơn thuần là một nơi làm thiện nguyện, mà ngược lại, nó là động lực cho ngân hàng này phát triển công nghệ tài chính. Số tiền 1 triệu đôla mà họ đang dành cho chương trình CSR này có thể lại là khoản đầu tư gieo mầm cho một cộng đồng startups trưởng thành trong tương lai.

    Làm CSR 2.0 không dễ. Doanh nghiệp phải nhận thức, phải hiểu, và phải biến trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội thành tôn chỉ hoạt động kinh doanh, và trên hết, lồng ghép lợi ích của xã hội, của cộng đồng vào lợi ích của doanh nghiệp.

    Lê Quốc Vinh
    Chủ tịch Le Bros, Le Group of Companies
    Đồng sáng lập Elite PR School
     

    Các file đính kèm:

    • csr.jpg
      csr.jpg
      Kích thước:
      35.6 KB
      Đọc:
      431
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...